Bí mật số phận 16 tấn vàng của Việt Nam cộng hoà 1975 (Phần 2)

Phần 2: Người tính không bằng trời tính

   Lúc đó, người Mỹ, kể cả những người Pháp ở sứ quán Sài Gòn, đang toan tính về một giải pháp thương lượng với Hà Nội. Ông Thiệu trở thành vật cản lớn cho những toan tính đó. Theo hồi ký của nhân viên CIA tại Sài Gòn Frank Snepp, ngày 13-4 trùm CIA tại Sài Gòn Thomas Polgar đã gửi về Washington một bản tường trình có chủ ý: "Nhiều sĩ quan cao cấp và nhân vật chính trị muốn tổng thống Thiệu từ chức để tránh một thất bại quân sự hoàn toàn". Bản tường trình đó có nhắc đến hai từ "đảo chính".




  Chiều 17-4 khi đại sứ Mỹ tại Sài Gòn là Graham Martin quyết định đề nghị với Nhà Trắng một phương án: Thiệu phải ra đi! Đại sứ Martin đã gửi mật điện cho ngoại trưởng Mỹ lúc bấy giờ Kissinger như sau: "Tôi sẽ cho ông Thiệu rõ tôi đã đi đến một kết luận vô tư là nếu ông ta không chịu xuống thì các tướng lĩnh dưới quyền ông ta sẽ bắt buộc ông ta làm điều này. Có một cách rút lui êm đẹp nhất là tự ý ông từ chức…".
Graham A. Martin
   Rạng sáng 21/4, trước sức tấn công mạnh mẽ của quân đội Bắc Việt, phòng tuyến cuối cùng tại Xuân Lộc bị sụp đổ. Tiểu đoàn cuối cùng trong số 4 tiểu đoàn còn sót lại của sư đoàn 18 quân đội Sài Gòn được máy bay trực thăng chở ra ngoài. Sài Gòn sắp thất thủ!

   Sau đó chừng một tiếng đồng hồ, Bộ trưởng Quốc phòng Trần Văn Đôn triệu tập một cuộc họp khẩn cấp với các lực lượng trung gian ở Sài Gòn nhằm tạo ra một liên minh không chính thức chống lại Tổng thống Thiệu gồm: tướng Cao Văn Viên, Thủ tướng Cẩn, Bộ trưởng Kinh tế Nguyễn Văn Hào. Liên minh này đã đủ sức mạnh để ngày  hôm sau chính thức kêu gọi Thiệu từ chức. Nếu Thiệu từ chối, những kẻ trong liên minh sẽ lật đổ Tổng thống bằng vũ lực.

   Bộ trưởng Quốc phòng Trần Văn Đôn và phe cánh của ông ta không thể ngờ rằng Thiệu đã đi vài nước cờ trước khi nhóm này hành động. Thiệu đã quyết định không để cho đối thủ chính trị có được niềm vui “thu nhặt thi thể” mình. Thiệu đã quyết định tự nguyện từ chức ngay cốt để cho bọn Đôn cắn xé nhau.

   Gần trưa ngày 21/4/1975, Thiệu triệu tập cựu Thủ tướng Trần Thiện Khiêm và Phó Tổng thống Trần Văn Hương tới Dinh Tổng thống để thông báo ý định từ chức của mình. Tổng thống nói với hai người này rằng ông dự định sẽ công bố việc từ chức chính thức vào tối 21/4. Cả Khiêm và Hương đều đồng ý với quyết định của Tổng thống. Thiệu liền đề đạt một nguyện vọng duy nhất của mình là việc chuyển giao quyền lực phải được thực hiện theo đúng pháp luật nhằm tránh gây ra một sự hỗn loạn. 

Phó Tổng thống Trần Văn Hương

   Khi nói những điều tâm sự thầm kín với Khiêm và Hương, Thiệu hoàn toàn không ngờ rằng toàn bộ cuộc trao đổi này đã bị CIA đặt máy nghe trộm, ghi được rõ từng lời của Thiệu. Tại đại sứ quán Mỹ, chỉ huy trưởng CIA Thomas Polgar thông báo ngày “tin sốt dẻo” nói trên cho các nhân viên liên quan. Polgar nói: Không cần phải lo cho tình huống quân sự nữa. Phải chuyển ngay sang tình huống chính trị liên hợp.

   Khoảng giữa buổi chiều hôm đó, Chỉ huy trưởng CIA,  Polgar cử tướng tình báo Timmes đi gặp tướng Dương Văn Minh. Timmes nói với Minh rằng nếu ông nhận lời kế nhiệm Thiệu để đối thoại với Hà Nội thì Mỹ sẽ gạt Trần Văn Hương ra ngoài luôn. Và đương nhiên Dương Văn Minh gật đầu nhận lời đề nghị của Timmes, đồng thời bày tỏ tin tưởng ông ta có thể thương lượng được với phía Hà Nội.

   Ngày 21/4, đúng 7 giờ 30 tối (giờ Sài Gòn), Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đọc bài phát biểu dài khoảng hai giờ đồng hồ với quốc dân và trước khoảng 200 quan chức Chính quyền Sài Gòn tại Dinh Tổng thống. Cuối bài diễn văn, Thiệu bỗng nghẹn ngào, rơi lệ công bố quyết định từ chức của mình đồng thời trao Chính quyền Sài Gòn cho Phó Tổng thống Trần Văn Hương điều hành.

    Ngày 25-4, Lấy cớ làm đặc sứ của VN cộng hòa đi Đài Bắc để phúng điếu Tưởng Giới Thạch vừa qua đời, ông Thiệu ra đi lặng lẽ không cờ không trống. Đó là một chuyến ra đi bí mật trong đêm. Nhưng ông Thiệu có mang theo 16 tấn vàng không? Theo lời đặc vụ CIA Frank Snepp thuật lại trong cuốn Decent Interval, vào chiều 25-4, nhóm CIA tại Sài Gòn bất ngờ nhận được lệnh đưa cựu tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và cựu thủ tướng Trần Thiện Khiêm ra nước ngoài trên một chuyến bay đặc biệt của quân đội Mỹ.
Frank Snepp

   "Khoảng 20g30, bốn người chúng tôi (tức bốn tay nhân viên CIA tại Sài Gòn: Charles Timmes, Thomas Polgar, Joy Kingsley và Frank Snepp) đi ba xe chiếc Chevrolet màu đen, mang bảng số ngoại giao đến bộ tổng tham mưu Nam Việt Nam. Nhà Khiêm nằm trong khu vực này. Chúng tôi không thể không tính đến việc tái diễn cuộc ám sát như đã xảy ra đối với anh em Diệm - Nhu trước đó. Chúng tôi vạch kế hoạch: nếu có những sĩ quan trẻ nào đó trong quân đội Sài Gòn ngăn chúng tôi lại trên đường đi và có ý định bắt, tức thì chúng tôi sẽ nổ súng…"

   Hơn 21 giờ, đoàn xe CIA dừng trước nhà ông Khiêm, đợi ở đó. Một lát sau, chiếc Mercedes đưa đến "một người tầm thước, tóc bạc và chải lật ra sau, mặt bôi kem, quần áo chỉnh tề". Đó là ông Nguyễn Văn Thiệu, mà theo Frank Snepp, trông giống một người mặc quần áo quảng cáo trên một tạp chí châu Á hơn là một nguyên thủ quốc gia.

   "...Ít phút sau, có mấy người lực lưỡng, mỗi người xách một vali nặng đi đến chỗ xe chúng tôi và xếp vali vào.

   Tiếp đó Thiệu, Khiêm, Polgar, Timmes cùng một vài nhân vật người Việt (phụ tá và cận vệ) bước nhanh ra khỏi cửa nhà Khiêm rồi chui vào xe. Thiệu ngồi xe tôi, ở ghế đằng sau, giữa Timmes và một người Việt. Timmes khuyên ông Thiệu: tổng thống ngồi thấp xuống để được yên ổn!
"

   Đoàn xe lao nhanh về phía sân bay Tân Sơn Nhất. Trên đường băng, một chiếc máy bay vận tải bốn động cơ C118 của không quân Mỹ đang đậu ở đấy. Đại sứ Mỹ Martin và các tay súng thủy quân lục chiến Mỹ mặc thường phục đã có mặt ở đó từ lâu. Ông Thiệu và ông Khiêm rời xe, lặng lẽ lên máy bay để bay sang Đài Loan. Những nhân viên tùy tùng theo sau, tay xách vali…
.
   Sau này, ông Frank Snepp nhớ lại: “Khi chúng tôi đưa vị cựu Tổng thống và khối lượng đồ đạc khổng lồ của ông ta lên xe tải, các đặc vụ nghe thấy rõ tiếng va đập leng keng của kim loại trong hòm xiểng, đó hiển nhiên là âm thanh của những thỏi vàng va vào nhau”.

   Ngay sáng hôm sau tin đồn về việc "ông Thiệu cuỗm 16 tấn vàng tài sản quốc gia" ngày càng lan rộng vào thời điểm ấy.
   Tuy vậy theo Frank Snepp, chuyến bay đặc biệt đêm 25-4 chở ông Thiệu qua Đài Loan không mang theo 16 tấn vàng. Bởi không thể nào nhét số lượng vàng thỏi khổng lồ ấy vào mấy chiếc vali xách tay được. Còn trước đó một ngày, bà Mai Anh, vợ ông Thiệu, cũng đã bay sang Bangkok -Thái Lan trên một chuyến bay thương mại bình thường. Hẳn là bà ấy cũng không thể mang bằng đó vàng theo.
   Cuối cùng thì 16 tấn vàng đó đang ở đâu? Lời đồn thổi nói tổng thống Thiệu mang 16 tấn vàng ra nước ngoài rõ ràng là điều bịa đặt.



Comments

Post a Comment

Popular posts from this blog

Súng ngắn K54 và những điều chưa biết

Hồ sơ mật: Giải mã bí ẩn trận đồ trấn yểm sông Tô Lịch của người Tàu (Phần 1)