Bí mật số phận 16 tấn vàng của Việt Nam Cộng Hoà 1975 (Phần 1)

   Báo chí trong và ngoài nước suốt 1 thời gian dài thậm chí đài BBC của Mỹ, hãng tin AP của Anh cũng đồng loạt đưa tin về số phận kho vàng dự trữ của chính quyền Việt Nam Cộng hoà. Người thì nói rằng "trước khi rời chức, tổng thống của chính quyền Sài Gòn hồi đó là Nguyễn Văn Thiệu đã gói gém mang sang Pháp", người thì nói rằng 16 Tấn Vàng bị Việt Cộng cướp đem về Bắc chia nhau xài”, “16 tấn vàng VNCH do Lê Duẩn chở sang Nga”…. .Nhưng sự thật 16 tấn vàng ròng ấy rơi vào tay ai? hiện giờ ở đâu thì ít người biết được sự thật. Loạt bài này dựa trên các chứng cứ cụ thể để trả lời cho bạn đọc những câu hỏi đó.

 Phần 1: Miệng lưỡi thế gian
   Sau khi thua trận tại 1 loạt các chiến trường Tây Nguyên: Buôn Ma Thuật, Bình- Trị Thiên; rồi tới Huế, Đà Nẵng cũng lần lượt thất thủ. Đội quân của chính quyển Việt Nam Cộng hoà rơi vào tình cảnh rút chạy hỗn loạn. Cái kết thua trận đã được báo trước. Ngay lúc đó  khoản dự trữ nằm trong Ngân hàng Quốc gia Việt Nam của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa còn lên tới 16 tấn vàng  (gồm 1.234 thoi vàng nguyên chất  mỗi thoi nặng 12-14 kg, trên mỗi thoi đều có khắc số hiệu và tuổi vàng, thường là 9997, 9998) đó là một món tài sản khổng lồ mà bất cứ ai có trong tay đều muốn tẩu tán ngay trước khi quân Giải phóng tiến vào. Tổng thống là Nguyễn Văn Thiệu và chính quyền Sài Gòn lúc đó cũng không ngoại lệ.

 1. Bối cảnh lịch sử năm 1975:
   Bị thua trên khắp các chiến trường chính quyền Sài Gòn trước bờ vực thẳm đau đầu và tìm kiếm mọi cách để thay đổi tình hình. Nhưng lối thoát càng hẹp hơn khi Quốc hội Mỹ từ chối đề nghị của Chính phủ Mỹ về việc viện trợ quân sự khẩn cấp để cứu Việt Nam Cộng hòa. Có nghĩa là chính quyền Sài Gòn lúc đó đang “sắp chết đuối” về mặt tài chính. Các tài liệu lưu trữ cho biết rằng cái túi viện trợ khổng lồ của Mỹ ngày càng xẹp đi nhanh chóng và sắp sửa trống rỗng.
Hải quân Việt Nam cộng hoà 1975

   Và một cái phao "tài chính" để vực dậy nền kinh tế và mua thêm nhiên liệu, đạn dược cho quân đội Sài Gòn mà Thiệu nghĩ ngay tới lúc này là vua Faisal của Ả Rập Saudi. Cuốn Hồ sơ mật dinh Độc Lập của Nguyễn Tiến Hưng và Jerrold L.Schecter viết: Đầu năm 1975 vua Faisal đã bí mật đồng ý trên nguyên tắc cho chính quyền Sài Gòn vay dài hạn mấy trăm triệu USD với lãi suất thấp. Và Ả Rập Saudi sẽ đứng ra bảo đảm cho VN cộng hòa vay viện trợ quân sự của Mỹ để mua thêm súng đạn từ Mỹ (cho tương thích với vũ khí Mỹ đã đổ vào miền Nam trước đó). Nhưng vận đen lại tới 1 lần nữa với chính quyền Sài Gòn: Ngày 25-3-1975, vua Faisal chết do bị cháu mình ám sát. Thiệu và chính quyền Sài Gòn choáng váng, kế hoạch đó đã bị phá sản ngay khi bắt đầu thực thi.

   Nhưng thật ra cái phao lớn nhất mà ông Thiệu cố với tới lúc đó chính là Quốc hội Mỹ.

   Trong những ngày hấp hối của chế độ Việt Nam cộng hòa tháng 4-1975, ông Thiệu đã tiếp đón tham mưu trưởng lục quân Mỹ Frederick C. Weyand tại Sài Gòn. Vị tướng Mỹ cùng phái đoàn sang VN để tìm biện pháp khẩn cấp cứu lấy chính quyền Việt Nam cộng hòa.

   Theo nhân viên chiến lược CIA Frank Snepp trong cuốn Cuộc tháo chạy tán loạn đề cập: trong cuộc gặp với tướng Weyand, ông Thiệu đã đề nghị Mỹ tăng viện trợ quân sự khẩn cấp để chặn bước tiến của quân giải phóng.

   Ngoài ra, ông Thiệu còn có thêm một yêu cầu đáng sợ: cho máy bay B-52 của quân đội Mỹ ném bom rải thảm để bảo vệ Sài Gòn.
Tổng thống Thiệu

   Sau đó, tướng Weyand bay về California tường trình với tổng thống Gerald Ford và ngoại trưởng Henry Kissinger toàn cảnh chiến sự. Ngày 10/4, tổng thống Ford yêu cầu quốc hội chấp thuận ngân khoản 722 triệu USD để viện trợ khẩn cấp cho Việt Nam cộng hòa và còn ấn định hạn chót để quốc hội đưa ra quyết định là 19-4-1975.

   “Đúng như dự đoán của đại sứ Việt Nam Cộng hoà Trần Kim Phượng tại Mỹ trong bức điện đánh về cho ông Thiệu: thỉnh cầu một ngân khoản lớn như thế chắc chắn sẽ “gây ra kinh hoàng và la ó tại Quốc hội Mỹ”. Quốc hội Mỹ hầu như phủ quyết, thậm chí thượng nghị sĩ Mỹ Jackson đã tuyên bố thẳng thừng về yêu cầu của tổng thống Ford trên tờ New York Times ngày 12/4: “Yêu cầu đó chết rồi! Không một ai trong phe mà tôi biết lại ủng hộ nó”.

   Vậy là cái phao cuối cùng cũng không còn tác dụng với chính quyền Sài Gòn.

   Nhưng còn nước còn tát. Nỗ lực cuối cùng của tổng thống Thiệu lúc này là cử ngoại trưởng Vương Văn Bắc bay sang Ả Rập Saudi, đề nghị quốc vương Haled vừa tiếp quản ngai vàng của vị vua Faisal tiếp tục đồng ý cho Việt Nam Cộng hòa vay tiền như phụ vương của ông ta (vua Faisal) đã hứa trước khi bị hạ sát.

   Trong bức điện gửi về cho ông Thiệu ngày 14-4, ông Bắc thông báo là đã “nhận được những bảo đảm vững chắc từ phía quốc vương mới và thủ tướng Saudi Arabia, Tôi hi vọng là quyết định về khoản tiền và phương thức của viện trợ sẽ được Chính phủ Saudi Arabia cứu xét sớm” - ngoại trưởng Bắc lạc quan như vậy.

   Ông Thiệu biết rõ rằng việc thương thuyết vay tiền của Saudi Arabia phải mất ít nhất ba bốn tháng, trong khi “số mạng” của VN cộng hòa lúc đó đang được tính từng ngày một. Do đó, tổng thống Thiệu bèn tính tới một nước cờ khác: bắt tay vào kế hoạch vay nợ của Mỹ, với số vay khổng lồ - 3 tỉ USD. Cần nói rõ đây là vay, chứ không phải xin viện trợ Mỹ như trước đó.
Quân đội của Việt Nam Cộng hoà

   Ngày hôm sau, 15-4-1975, tổng trưởng kế hoạch Nguyễn Tiến Hưng bay sang Mỹ mang theo lá thư của ông Thiệu gửi tổng thống Ford, trong đó có đoạn: “Tôi trân trọng thỉnh cầu ngài kêu gọi quốc hội cho VN cộng hòa vay dài hạn 3 tỉ USD, chia làm ba năm, lãi suất do quốc hội ấn định, và xin triển hạn 10 năm trước khi trả vốn và lời. Tài nguyên dầu lửa và canh nông của VN cộng hòa sẽ dùng làm tiền thế chân cho món nợ này. Món nợ giúp chúng tôi chống xâm lăng và cho chúng tôi cơ hội để tồn tại như một quốc gia tự do”.

   Tài nguyên canh nông nói trên chính là tiềm năng xuất khẩu gạo của miền Nam. Còn tài nguyên dầu lửa là mỏ dầu có trữ lượng lớn vừa phát hiện ở thềm lục địa VN.

   Bạn đọc chắc đang thắc mắc những chuyện lòng vòng này thì liên quan gì đến 16 tấn vàng của Việt Nam Cộng hoà?  Thực ra còn thêm hai khoản thế chân khác được Thiệu đưa ra khi mặc cả với người Mỹ. Đó là số tiền mấy trăm triệu USD mà quốc vương Haled hứa cho vay. Còn khoản thế chân cuối cùng chính là 16 tấn vàng dự trữ đang nằm trong hầm của Ngân hàng Quốc gia ở bến Chương Dương. Dù kế hoạch vay nợ đó có thành công hay không, số vàng dự trữ ấy cũng đã được ấn định cho một mục đích bí mật: chuyển ra nước ngoài, dùng số vàng ấy mua vũ khí đạn dược để phòng thủ Sài Gòn.

  Vào đầu tháng tư, sau khi quân giải phóng tiến vào Đà Nẵng và hành quân thần tốc về phía Nam, tình hình lúc này giống như 1 chiếc thòng lọng, ngày càng xiết chặt vào cổ của chính quyền Sài Gòn, chiếc ghế tổng thống của Thiệu cũng bắt đầu lung lay. Ông Nguyễn Tiến Hưng đã đề nghị giải pháp dùng vàng dự trữ để mua vũ khí cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa như là "nỗ lực phòng thủ cuối cùng" và đề xuất các phương pháp chuyển tiền ra nước ngoài. Ông cũng trình bày với nội các về thông lệ của các quốc gia trên thế giới thường ký thác dự trữ vàng tại Ngân hàng Thanh toán quốc tế ở Thụy Sĩ hoặc Ngân hàng Dự trữ liên bang tại New York. Nội các đã đi đến quyết định chuyển vàng một cách bí mật ra nước ngoài. Nơi đến là Thụy Sĩ - Ngân hàng Bank of International Settlement.
 Số vàng dự trữ đó được giao cho Thống Đốc Ngân hàng Quốc gia Lê Quang Uyển phụ trách chuyển ra ngoại quốc để thế chấp. Ông Uyển lập tức liên lạc với các hãng hàng không TWA, Pan Am và Hãng bảo hiểm Lloyd's ở London.
Ngân hàng của Việt Nam cộng hoà nơi giữ 16 tấn vàng
   Nhưng thông tin bị lộ ra ngoài chưa xác định được do đâu, ngay trong chính quyền Sài Gòn cũng có nhiều cá nhân không muốn chuyển số vàng đó đi; CIA của Mỹ tại Sài Gòn với nhiều tai mắt cũng nắm được thông tin chính quyền Sài gòn muốn chuyển vàng đi Thuỵ Sỹ chứ không phải chuyển sang Mỹ hay do “xì” ra ngoài  bởi“Radio Catinat” - tức những quan chức ngồi các quán cà phê Givral, Brodard.. thường tán dóc với nhau. Trong cuốn Cuộc tháo chạy tán loạn thì viết: nhân viên CIA tại Sài Gòn Frank Snepp đã tiết lộ: "Trước khi 16 tấn vàng được chuyển đi Thụy Sĩ, có một người đã báo tin cho sứ quán Mỹ biết. Một cộng tác viên của đại sứ Martin cho là không thể tin được ông Thiệu nên đã tố cáo với giới báo chí".

    Ngày 5 tháng 4, một số tờ báo nước ngoài đã bắt đầu đăng tải những bản tin sốt dẻo đó, với sự ám chỉ về một âm mưu chiếm đoạt của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Các tờ báo lớn có phóng viên thường trú tại Sài Gòn đưa tin "tổng thống Nguyễn Văn Thiệu chuẩn bị mang 16 tấn vàng ra khỏi Việt Nam". Không chỉ BBC, AP, mà nhiều tờ báo khác như Los Angeles Times lúc đó cũng đăng tin. Báo chí Việt Nam Cộng hòa cũng đưa tin về sự kiện này. Tờ Chính Luận ngày 16 tháng 4 đăng tuyên bố của phát ngôn viên chính phủ: "Hoàn toàn là tin thất thiệt, đầy ác ý, cố ý bôi nhọ". Và: "Tình trạng loan tin thất thiệt và cố ý bôi lọ của các hãng thông tấn và báo chí ngoại quốc loan đi không phải mới xảy ra mà đã kéo dài từ lâu".

   Kế hoạch chuyển vàng đi Thụy Sĩ vì thế đã bị vỡ. Các hãng hàng không và bảo hiểm quốc tế từ chối phi vụ này vì sợ bị dư luận chỉ trích. Lúc đó không chỉ BBC, AP mà nhiều tờ báo lớn khác ở Mỹ như Los Angeles Times lúc đó đã đăng tin như sau: “Công ty vận chuyển đường không Balair của Thụy Sĩ vào hôm thứ hai đã xác nhận rằng: họ đã từ chối chở 16 tấn vàng, dường như thuộc quyền sở hữu của tổng thống Việt Nam Nguyễn Văn Thiệu, từ Sài Gòn sang Thụy Sĩ”.

  Cuối cùng, dù không muốn, dinh Độc Lập vẫn buộc phải nhờ cậy đến người Mỹ.

  Trang mạng Wikileaks đã từng công bố Bức điện tín mật của Đại sứ quán Mỹ ngày 21/4/1975 do Đại sứ Mỹ Martin đứng tên (Canonical ID:1975SAIGON05362_b) được gửi đi từ Việt Nam đến Bộ Ngoại giao Mỹ. Bức điện tín viết: “Ngân hàng Quốc gia Việt Nam cho biết Tổng tống Nguyễn Văn Thiệu đã phê duyệt vận chuyển Vàng tới Mỹ càng sớm càng tốt. Chính phủ Việt Nam Cộng hòa chờ hồi đáp của Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York, trong đó họ yêu cầu Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York bảo hiểm cho số vàng này”.
   Đoạn sau của bức điện tín cũng viết thêm“Chính phủ Việt Nam Cộng hòa yêu cầu sử dụng máy bay chuyên dụng, đặc quyền của chính Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ vận chuyển vàng”. Cùng với đó, Đại sứ quán Mỹ cho biết đây là cách nhanh nhất và giữ bí mật nhất để vận chuyển vàng ra nước ngoài.

    Sau 1 loạt khó khăn nhưng trước món hời quá lớn lên tới 16 tấn vàng, Bộ Ngoại giao Mỹ nhanh chóng dàn xếp xong vấn đề bảo hiểm dù không quân Mỹ và Ngân hàng dự trữ liên bang New York đã không dễ dàng tìm được hợp đồng bảo hiểm cho một khối tài sản lớn như thế từ một nước đang có chiến tranh.

   Ngày 25-4-1975, một chiếc máy bay quân sự từ căn cứ Clark (Philippines) đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất và sẵn sàng bốc 16 tấn vàng ra khỏi VN "trước 7 giờ sáng 27-4".

Comments

Popular posts from this blog

Súng ngắn K54 và những điều chưa biết

Hồ sơ mật: Giải mã bí ẩn trận đồ trấn yểm sông Tô Lịch của người Tàu (Phần 2)