Bí mật số phận 16 tấn vàng của Việt Nam cộng hoà 1975 (Phần 5)
Sau khi bàn giao 16 tấn vàng từ chính quyền Sài Gòn, phía quân Giải phóng chuyển toàn bộ số vàng này ra Hà Nội và bàn giao cho ngân hàng trung ương tại 49 Lý Thái Tổ, Hà Nội nắm giữ. 16 tấn vàng sẽ tiếp tục được sử dụng ra sao. Mời bạn đọc cùng theo dõi tiếp.
Bạn đọc chưa: Phần1: Miệng lưỡi thế gian
Phần 2: Người tính không bằng trời tính
Phần 3: Cố đấm ăn xôi
Phần 4: Vàng về tay ai?
Bạn đọc chưa: Phần1: Miệng lưỡi thế gian
Phần 2: Người tính không bằng trời tính
Phần 3: Cố đấm ăn xôi
Phần 4: Vàng về tay ai?
1. Bước đường cùng:
Lúc này Việt Nam đã thống nhất lãnh thổ và tiếp sau đó là thống nhất về chế độ chính trị. Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tự giải tán và chính thức hợp nhất với chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để ra đời chính quyền mới Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Tuy nhiên, nền kinh tế quốc gia vẫn còn bị chia cắt trên một số lĩnh vực. Một trong số đó là việc tồn tại đồng thời 2 đơn vị tiền tệ: Đồng (tiền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) và Đồng (tiền Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam). Đến tận ngày 01 tháng 4 năm 1978, Bộ Chính trị ra nghị quyết về việc
phát hành tiền ngân hàng mới, thu hồi tiền ngân hàng cũ ở hai miền,
thống nhất tiền tệ trong cả nước.
Về phía Hoa Kỳ, sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 đã lập tức triển khai cấm vận kinh tế đối với Việt Nam. Đất nước vừa giải phóng đang rất khó khăn lại bị cấm vận nên lại càng khó khăn hơn. Tuy nhiên, chỉ khoảng 1 năm sau, Hoa Kỳ đã có dấu hiệu muốn cải thiện quan hệ với Việt Nam. Henry Kissinger đề nghị Việt Nam cùng Hoa Kỳ thảo luận bình thường hóa quan hệ. Tổng thống Gerald Ford đề nghị Quốc hội Hoa Kỳ tạm ngừng cấm vận Việt Nam trong 6 tháng để tạo điều kiện cho trao đổi giữa 2 nước. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thì đề ra lộ trình 3 bước bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Hoa Kỳ tuyên bố sẵn sang bỏ cấm vận Việt Nam và tiến hành viện trợ nhân đạo nếu Việt Nam trao trả hài cốt binh sĩ Hoa Kỳ và không đặt vấn đề bồi thường chiến tranh. Ngày 4 tháng 5 năm 1977, Hoa Kỳ đồng ý để Việt Nam vào Liên Hiệp Quốc.
Nhưng khó khăn chồng chất khó khăn bởi thù trong và giặc ngoài...
Năm 1978, Việt Nam gia nhập Hội đồng Tương trợ Kinh tế (tổ chức hợp tác kinh tế của các quốc gia thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa). Việt Nam phải theo thể chế
giá của khối này, trong đó có nguyên tắc giá trượt. Với nguyên tắc này,
mức viện trợ 1,5 tỷ ruble cho Việt Nam chỉ có sức mua bằng 600-700 triệu
ruble trước khi vào khối. Thời gian này đất nước Việt Nam gặp vô cùng khó khăn. Trước tiên là nguồn viện trợ từ phía các nước xã hội chủ nghĩa giảm sút. Đặc biệt, viện trợ từ Trung Quốc chấm dứt hoàn toàn từ năm 1977. Các nguồn viện trợ này gồm những mặt hàng quan trọng như gạo, sợi, đường, sữa, vải vóc, thuốc men, v.v…
Xếp hàng, xô đẩy để mua bằng tem phiếu |
Mặt khác cũng năm 1978, Khmer Đỏ tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới. Chi tiêu cho quốc phòng của Việt Nam vì vậy tăng mạnh. Tháng 1 năm 1979, Việt Nam phản công đánh sang Campuchia. Chiến sự ở biên giới phía Bắc bùng nổ với Trung Quốc. Chi phí quốc phòng lại càng tăng vọt. Viện trợ cho Lào và Campuchia cũng tăng lên. Trong khi đó, nhiều nước phương Tây và Nhật Bản vốn có viện trợ cho Việt Nam đã ngừng cung cấp viện trợ.
Chưa hết, cuối năm 1978 và cả năm 1979, đồng bằng sông Cửu Long chịu những trận lũ lớn. Diện tích canh tác bị ngập úng tới 5-6 tháng, hoa màu và nông sản mất trắng. Và là 1 thiếu sót nữa nếu không nhắc tới: cơ chế kinh tế mới áp dụng ở miền Nam đã khiến cho nền kinh tế miền Nam nói riêng và cả nước nói chung sa sút, kinh doanh buôn bán đình trệ. Do sản xuất kém phát triển, hàng hóa không đủ cho nhu cầu tiêu dùng thiết yếu, nạn đói hàng tiêu dùng kéo dài triền miên, thiếu cả cây kim sợi chỉ, thiếu từng hạt muối thiếu đi, vật giá tăng mạnh, chính quyền lúc bấy giờ bị kiểm soát bằng chế độ tem phiếu, cuộc sống của người dân phải nói cực kỳ khó khăn.
Về vấn đề này Giáo sư Trần Văn Thọ viết về tình trạng kinh tế 10 năm đầu sau chiến tranh: "Mười năm sau 1975 là một trong những giai đoạn tối tăm nhất trong lịch sử Việt Nam. Chỉ nói về mặt kinh tế, là một nước nông nghiệp (năm 1980, 80% dân số sống ở nông thôn và 70% lao động là nông dân) nhưng Việt Nam thiếu ăn, nhiều người phải ăn bo bo trong thời gian dài. Lượng lương thực tính trên đầu người giảm liên tục từ năm 1976 đến 1979, sau đó tăng trở lại nhưng cho đến năm 1981 vẫn không hồi phục lại mức năm 1976. Công thương nghiệp cũng đình trệ, sản xuất đình đốn, vật dụng hằng ngày thiếu thốn, cuộc sống của người dân vô cùng khốn khó. Ngoài những khó khăn của một đất nước sau chiến tranh và tình hình quốc tế bất lợi, nguyên nhân chính của tình trạng nói trên là do sai lầm trong chính sách, chiến lược phát triển, trong đó nổi bật nhất là sự nóng vội trong việc áp dụng mô hình xã hội chủ nghĩa trong kinh tế ở miền Nam..."
Tới hoàn cảnh cơm ăn cho người dân đang phải lo từng bữa, nợ quốc tế đã đến hẹn trả, chi phí cho quốc phòng thì tăng cao- chính phủ Việt Nam buộc phải được" bán ra quốc tế trong tổng số hơn 40 tấn vàng để giải quyết những vấn đề khó khăn cấp bách của quốc gia, trong đó có miếng ăn của người dân”. như lời của Nguyên thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lữ Minh Châu.
2. Trăm cái khó ló cái khôn:
Để tháo gỡ các vấn đề cấp bách trên, nội lực nông nghiệp trong nước lúc ấy không đáp ứng nổi, đòi hỏi phải trông ra nguồn lương thực quốc tế. Các nhà lãnh đạo của Việt Nam lúc bấy giờ đã đi khắp các nước XHCN ngoại giao (Thật ra là xin viện trợ và khất nợ) nhưng cũng chỉ đáp ứng được 1 phần rất nhỏ. Bên cạnh đó còn những khoản nợ rồi cũng phải trả, và lấy ngoại tệ ở đâu ra? Giải pháp khả thi nhất bấy giờ là bán vàng lấy ngoại tệ. Tuy nhiên, thương vụ đặc biệt này hoàn toàn không đơn giản bởi nguồn vàng của miền Nam thì có nhưng lại “kẹt” ở xuất xứ của Việt Nam Cộng hoà, nhất là lại đang trong giai đoạn cấm vận gay gắt của Mỹ.
Cuốn Lịch sử Ngân hàng Ngoại thương ghi lại: “Kho vàng lúc ấy như sau: ngoài số vàng không đáng kể của miền Bắc, Ngân hàng Nhà nước đã tiếp nhận vàng của chính quyền Sài Gòn và vàng của các nguồn khác. Cơ cấu của kho vàng rất không “đồng bộ”: vàng thỏi của Anh mỗi thỏi nặng 12,7kg, vàng thỏi của Mỹ mỗi thỏi nặng 10kg. Các thỏi đều có mã riêng, nhãn hiệu, xuất xứ. Ngoài vàng thỏi còn có các loại vàng lá Kim Thành, các loại vàng vụn (kể cả nhẫn, vòng, kiềng)”.
“Ban đầu những người có trách nhiệm đều nghĩ đơn giản: ta có vàng, đem bán lấy ngoại tệ, việc đó đâu có khó. Nhưng ngay tại phiên giao dịch đầu tiên có tính chất thăm dò với Liên Xô, các bạn Liên Xô cho biết hàng hóa trên thị trường vàng quốc tế phải là những thỏi vàng chuẩn của Anh, Mỹ hoặc Liên Xô. Các loại vàng thỏi Anh, Mỹ… có xuất xứ tại Việt Nam không thể tiêu thụ trên thị trường vì có quá nhiều rủi ro do chính sách cấm vận của Mỹ đối với Việt Nam”.
Để khắc phục điều này, Việt Nam và Liên Xô đã bàn bạc với nhau và thống nhất phải tái chế vàng theo tiêu chuẩn của Liên Xô, mỗi thỏi 1kg. Khoảng cuối năm 1979, theo lệnh của Chính phủ và sự ủy nhiệm của Ngân hàng Nhà nước, Vietcombank ký với Liên Xô các hợp đồng tái chế vàng, vay mượn cầm cố vàng và tiêu thụ vàng trên thị trường thế giới.
Ông Nguyễn Văn Dễ, nguyên tổng giám đốc Ngân hàng Vietcombank kể lại rằng: “Liên Xô lúc ấy rất thân thiện, giúp đỡ Việt Nam. Tôi bay sang đó liên tục và thường chỉ có món quà duy nhất là mấy chai Nếp Mới mà họ gọi là vodka Việt Nam” – phía Liên Xô cung cấp các hòm thép tiêu chuẩn ngân hàng của họ. Việc chuyên chở vàng được thực hiện bằng máy bay thương mại của hãng hàng không Aeroflot- Liên Xô, nhưng quá trình thực hiện được giữ bí mật hoàn toàn để hành khách không được biết loại hàng đặc biệt này.
Cuốn Lịch sử Ngân hàng Ngoại thương ghi lại: “Kho vàng lúc ấy như sau: ngoài số vàng không đáng kể của miền Bắc, Ngân hàng Nhà nước đã tiếp nhận vàng của chính quyền Sài Gòn và vàng của các nguồn khác. Cơ cấu của kho vàng rất không “đồng bộ”: vàng thỏi của Anh mỗi thỏi nặng 12,7kg, vàng thỏi của Mỹ mỗi thỏi nặng 10kg. Các thỏi đều có mã riêng, nhãn hiệu, xuất xứ. Ngoài vàng thỏi còn có các loại vàng lá Kim Thành, các loại vàng vụn (kể cả nhẫn, vòng, kiềng)”.
“Ban đầu những người có trách nhiệm đều nghĩ đơn giản: ta có vàng, đem bán lấy ngoại tệ, việc đó đâu có khó. Nhưng ngay tại phiên giao dịch đầu tiên có tính chất thăm dò với Liên Xô, các bạn Liên Xô cho biết hàng hóa trên thị trường vàng quốc tế phải là những thỏi vàng chuẩn của Anh, Mỹ hoặc Liên Xô. Các loại vàng thỏi Anh, Mỹ… có xuất xứ tại Việt Nam không thể tiêu thụ trên thị trường vì có quá nhiều rủi ro do chính sách cấm vận của Mỹ đối với Việt Nam”.
Để khắc phục điều này, Việt Nam và Liên Xô đã bàn bạc với nhau và thống nhất phải tái chế vàng theo tiêu chuẩn của Liên Xô, mỗi thỏi 1kg. Khoảng cuối năm 1979, theo lệnh của Chính phủ và sự ủy nhiệm của Ngân hàng Nhà nước, Vietcombank ký với Liên Xô các hợp đồng tái chế vàng, vay mượn cầm cố vàng và tiêu thụ vàng trên thị trường thế giới.
Ông Nguyễn Văn Dễ, nguyên tổng giám đốc Ngân hàng Vietcombank kể lại rằng: “Liên Xô lúc ấy rất thân thiện, giúp đỡ Việt Nam. Tôi bay sang đó liên tục và thường chỉ có món quà duy nhất là mấy chai Nếp Mới mà họ gọi là vodka Việt Nam” – phía Liên Xô cung cấp các hòm thép tiêu chuẩn ngân hàng của họ. Việc chuyên chở vàng được thực hiện bằng máy bay thương mại của hãng hàng không Aeroflot- Liên Xô, nhưng quá trình thực hiện được giữ bí mật hoàn toàn để hành khách không được biết loại hàng đặc biệt này.
3. Vận chuyển:
Là người tham gia nhiệm vụ này ở đoạn trong nước, nguyên phó tổng giám đốc Vietcombank Nguyễn Duy Lộ cũng không quên: “Ông Dễ phụ trách đoạn ở Liên Xô. Còn tôi là thành viên hội đồng kiểm kê quốc gia lo những việc trong nước như kiểm kê số lượng vàng, đóng hòm theo tiêu chuẩn và niêm phong. Vàng từ kho ngân hàng được bảo mật chở ra sân bay Nội Bài. Công tác bảo vệ rất kín. Tôi kiểm tra niêm phong, hoàn tất thủ tục xong mới chuyển ra máy bay của Hãng hàng không Liên Xô. Ngay cả nhân viên sân bay cũng ít người được biết loại hàng đặc biệt này”.
Khi các hòm vàng được đưa lên máy bay, ông Nguyễn Văn Dễ có nhiệm vụ trực tiếp theo chuyến bay của Hãng hàng không Aeroflot. Ông được cấp hộ chiếu ngoại giao đi Liên Xô bất cứ lúc nào cũng được để lo đàm phán, ký kết hợp đồng giao hàng, tái chế vay cầm cố bằng vàng, bán hàng với Ngân hàng Ngoại thương Liên Xô. Máy bay hạ cánh, ngân hàng phía Liên Xô có xe bọc thép đón sẵn. Họ không mở hòm, kiểm đếm số lượng vàng trong đó mà chỉ niêm phong rồi tiếp tục chuyển về kho bảo mật.
Nhiều năm sau, ông Dễ vẫn nhớ rất chi tiết: “Tất cả khoảng hơn 40 tấn, trong đó có 16 tấn vàng thỏi tiếp quản của ngân hàng VNCH, còn lại là các loại vàng khác nhau từ những nguồn khác. Ngay sau chuyến đầu tiên chuyển đi 4.455kg trong 101 hòm vào ngày 1-12-1979, Chính phủ Việt Nam đã gửi công hàm đến Liên Xô đề nghị vay 100 triệu USD để dự phòng thanh toán nợ đến hạn trong khi chưa có nguồn thu xuất khẩu”.
Chính ông Dễ được Bộ Ngoại giao ủy nhiệm ký hợp đồng vay ngoại tệ này. Phía Liên Xô đồng ý cho vay, nhưng phải theo thông lệ thương mại quốc tế vì họ cũng không có ngoại tệ dư thừa, phải huy động từ thị trường tự do.Theo đó, Việt Nam chỉ có thể được vay với điều kiện thế chấp bằng chính số lượng vàng chuyển sang Liên Xô. Hiệp định vay 100 triệu USD thế chấp bằng vàng đã hoàn tất vào khoảng tháng 3-1980.
“Sở dĩ Việt Nam phải vay nóng ngoại tệ như vậy bởi lượng vàng chuyển sang tái chế ở Liên Xô không kịp đem ra thị trường bán, trong đó có Thụy Sĩ. Các nhu cầu cấp bách của quốc gia gồm cả vấn đề nóng bỏng lương thực cho người dân đòi hỏi phải có ngoại tệ ngay. Sau đó Việt Nam dùng tiền bán vàng trả lại cho Liên Xô”.
Hầu như tháng nào ông Dễ cũng bay sang Liên Xô. Hơn 40 tấn vàng được chuyển đi nhiều đợt. Nhiệm vụ bảo vệ của Việt Nam chỉ đảm trách đến khi đưa lên máy bay Liên Xô, sau đó thuộc trách nhiệm của họ. Khoảng năm 1988, Vietcombank đã chuyển về nước lại khoảng 2,7 tấn vàng còn gửi tại Liên Xô do tình hình bất ổn của họ. Đặc biệt, khoảng 5,7 tấn vàng gửi tại Ngân hàng Thụy Sĩ cũng được Việt Nam chuyển về Tiệp Khắc. Họ đã bán giúp để Việt Nam lấy ngoại tệ sử dụng cho nhu cầu quốc dân. Trước khi Tiệp Khắc gặp biến động chính trị, khoảng 500kg vàng Việt Nam còn lại ở nước họ cũng được chuyển kịp thời về nước. Tổng số vàng cầm cố và bán với số lượng hơn 40 tấn, thu được trên 500 triệu USD.
Khi các hòm vàng được đưa lên máy bay, ông Nguyễn Văn Dễ có nhiệm vụ trực tiếp theo chuyến bay của Hãng hàng không Aeroflot. Ông được cấp hộ chiếu ngoại giao đi Liên Xô bất cứ lúc nào cũng được để lo đàm phán, ký kết hợp đồng giao hàng, tái chế vay cầm cố bằng vàng, bán hàng với Ngân hàng Ngoại thương Liên Xô. Máy bay hạ cánh, ngân hàng phía Liên Xô có xe bọc thép đón sẵn. Họ không mở hòm, kiểm đếm số lượng vàng trong đó mà chỉ niêm phong rồi tiếp tục chuyển về kho bảo mật.
Nhiều năm sau, ông Dễ vẫn nhớ rất chi tiết: “Tất cả khoảng hơn 40 tấn, trong đó có 16 tấn vàng thỏi tiếp quản của ngân hàng VNCH, còn lại là các loại vàng khác nhau từ những nguồn khác. Ngay sau chuyến đầu tiên chuyển đi 4.455kg trong 101 hòm vào ngày 1-12-1979, Chính phủ Việt Nam đã gửi công hàm đến Liên Xô đề nghị vay 100 triệu USD để dự phòng thanh toán nợ đến hạn trong khi chưa có nguồn thu xuất khẩu”.
Chính ông Dễ được Bộ Ngoại giao ủy nhiệm ký hợp đồng vay ngoại tệ này. Phía Liên Xô đồng ý cho vay, nhưng phải theo thông lệ thương mại quốc tế vì họ cũng không có ngoại tệ dư thừa, phải huy động từ thị trường tự do.Theo đó, Việt Nam chỉ có thể được vay với điều kiện thế chấp bằng chính số lượng vàng chuyển sang Liên Xô. Hiệp định vay 100 triệu USD thế chấp bằng vàng đã hoàn tất vào khoảng tháng 3-1980.
“Sở dĩ Việt Nam phải vay nóng ngoại tệ như vậy bởi lượng vàng chuyển sang tái chế ở Liên Xô không kịp đem ra thị trường bán, trong đó có Thụy Sĩ. Các nhu cầu cấp bách của quốc gia gồm cả vấn đề nóng bỏng lương thực cho người dân đòi hỏi phải có ngoại tệ ngay. Sau đó Việt Nam dùng tiền bán vàng trả lại cho Liên Xô”.
Hầu như tháng nào ông Dễ cũng bay sang Liên Xô. Hơn 40 tấn vàng được chuyển đi nhiều đợt. Nhiệm vụ bảo vệ của Việt Nam chỉ đảm trách đến khi đưa lên máy bay Liên Xô, sau đó thuộc trách nhiệm của họ. Khoảng năm 1988, Vietcombank đã chuyển về nước lại khoảng 2,7 tấn vàng còn gửi tại Liên Xô do tình hình bất ổn của họ. Đặc biệt, khoảng 5,7 tấn vàng gửi tại Ngân hàng Thụy Sĩ cũng được Việt Nam chuyển về Tiệp Khắc. Họ đã bán giúp để Việt Nam lấy ngoại tệ sử dụng cho nhu cầu quốc dân. Trước khi Tiệp Khắc gặp biến động chính trị, khoảng 500kg vàng Việt Nam còn lại ở nước họ cũng được chuyển kịp thời về nước. Tổng số vàng cầm cố và bán với số lượng hơn 40 tấn, thu được trên 500 triệu USD.
(Hết)
Bài viết rất hay. Cảm ơn tác giả!
ReplyDelete