Hồ sơ mật: Bí mật còn chưa biết ở Tổng kho Long Bình





   Chiến thắng giải phóng hoàn toàn đất nước đã được nửa thế kỷ nhưng những bí mật trong cuộc chiến tranh ấy vẫn còn rất nhiều. Tổng kho Long Bình là một bí mật như thế. Tới tận bây giờ vẫn còn chưa thể vén hết tấm màn của bí ẩn, nhiều giai thoại vẫn đồn thổi đó đây...

   Tổng kho Long Bình là tổng kho cấp chiến lược do Mỹ xây dựng để phục vụ cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Khi người Mỹ rút đi, họ bàn giao cho quân lực Việt Nam Cộng Hòa và vẫn là tổng kho cấp chiến lược.
I. Lịch sử và vị trí của kho Long Bình:
   Nhằm phục vụ cho chiến lược “chiến tranh cục bộ” với cường độ ngày một cao, vào giữa thập niên 60 của thế kỷ trước người Mỹ đã tiến hành xây dựng một Tổng kho cấp chiến lược ở khu vực Long Bình và được gọi là Tổng kho Long Bình. 
   Nằm cách Sài Gòn 20 km và cách Biên Hòa 7 km, Tổng kho Long Bình có diện tích khoảng 24 km2 mặt đất nhưng có hệ thống đường hầm ngầm nhiều ngõ ngách với diện tích khoảng 300Km2 (Diện tích hầm ngầm chưa được kiểm chứng), hiện nay nằm trong huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
   
   Vị trí thực tế bây giờ: Kho Long Bình nằm trong Trung đoàn 31- Trung đoàn anh hùng - thuộc Sư đoàn 309, Quân đoàn 4. Mặt phía tây, tây nam giáp khu công nghiệp Biên Hòa 2, KCN amata, siêu thị big C. Phía Bắc là tiểu đoàn trực chiến (cũng thuộc trung đoàn 309), Lữ đoàn tăng thiết giáp. Phía đông là hướng ra vũng tàu, gần đó là trường Sỹ quan Lục quân 2.
   
   Bao gồm rất nhiều khu kho riêng biệt và được bảo vệ hết sức cẩn mật với hàng chục phân kho. Mỗi phân kho bao gồm hàng chục dãy nhà kho cả nổi cả chìm tùy theo loại hàng hóa mà nó chứa trong đó. Riêng kho đạn được xây dựng bằng nhiều đường hầm với hằng trăm kho, nhiều cửa thép được khóa bằng phần mềm và phần cứng, phối hợp với nhau rất kiên cố. (Một số cửa thép khi mở khoá sai nhiều lần hoặc dùng lực mạnh tác động thì có khả năng tự huỷ- 1 số chuyên gia Việt Nam và Liên Xô khi mở cửa có khoá mã này không được đã hi sinh). Và tới bây giờ vẫn còn một số kho cửa thép kiên cố vẫn chưa mở ra được và không ai biết có gì bên trong.

II. Bí mật mang tên Long Bình
      Tuyến phòng thủ bảo vệ ngoài cùng của tổng kho khi đó có đến 9 lớp hàng rào kẽm gai cao 2m (Khu Vực trọng yếu lên tới 12 lớp hàng rào kẽm gai). Khoảng cách vòng rào ngoài cùng đến vòng rào thứ hai dài mấy trăm mét, rộng hơn các khoảng cách còn lại. Khu vực này gồm nhiều đồi thấp và suối nhỏ. Phía trong và ngoài hàng rào đều bị phát quang, gần như không có cây xanh lớn, chỉ có loại cỏ Mỹ mà lá sắc như dao và có đường dành cho xe tuần tra. Dọc đường tuần tra, cứ vài trăm mét lại có một tháp canh, trên đó được trang bị đèn pha cực mạnh để chiếu sáng ban đêm, chúng được bố trí khéo léo để có thể bắn chéo kẻ xâm nhập. Nhằm bảo đảm an ninh và quan sát, người Mỹ đã đặt cả một hệ thống đèn pha soi từng góc cạnh cả mặt trước lẫn mặt sau vành đai phòng thủ. Các hộp thiếc gắn trên dây kẽm gai sẽ báo động nếu có ai đụng vào. Mìn bẫy dày đặc trên khu đất nằm giữa hai vòng hàng rào dây thép gai phòng thủ. Chúng thường xuyên được thay đổi vị trí để đánh lạc hướng kẻ xâm nhập.

Một phần tổng kho Long Bình, Biên Hòa, kho dự trữ đạn dược lớn nhất của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.
   Giữa các khu kho cũng có hàng rào thép gai ngăn cách và bảo vệ bởi lính gác. Hỏa châu báo sáng cũng được đặt ở đây. Ai lỡ chạm phải là hỏa châu sẽ tung lên cao hàng trăm mét, tự động tháo dù và rơi xuống soi sáng cả một khu vực rộng lớn.

   Tổng kho được quy hoạch một cách khoa học và ngăn nắp. Đường sá trong tổng kho hầu hết được rải bê tông nhựa áp- phan. Các kho được lắp ghép bằng nhà thép tiền chế tương đối chắc chắn, mái lợp bằng tôn.  Các kho chìm dùng để chứa bom đạn, hóa chất thì thường có mái vòm bằng tôn dày, sau đó đổ đất lên trên Xung quanh kho thường có các lũy đắp bằng đất hoặc thùng phuy, container đổ đầy đất để bảo vệ. Một số hàng hóa cồng kềnh, nặng nề như máy bay trực thăng, xe tăng, xe thiết giáp - nhất là số cũ hỏng đem về đổi và sửa chữa thì để ở ngoài trời...
 
   Bình thường, lực lượng bảo vệ Tổng kho này có 2.000 lính Mỹ. Để ra vào tổng kho có 12 cổng mở theo nhiều hướng khác nhau với hệ thống đường sá rất hiện đại. Hàng ngày có hàng ngàn chuyến xe trọng tải lớn ra vào song không bao giờ có hiện tượng ùn tắc xảy ra.Với khối lượng hàng hóa tàng trữ trong kho lên đến hàng chục triệu tấn, TK Long Bình trở thành kho dự trữ chiến lược lớn nhất ngoài nước Mỹ của quân đội Hoa Kỳ và được quản lý bằng máy tính IBM 360/50- một trong những hệ thống máy tính hiện đại nhất thời đó. Ngoài ra, còn một số đơn vị chiến đấu cũng có doanh trại trong khuôn viên kho nhưng được ngăn cách đặc biệt với kho hàng. Không chỉ có diện tích lớn, canh gác cẩn mật mà Tổng kho Long Bình cũng là nơi có các chủng loại hàng hóa vật tư thuộc loại phong phú nhất. Riêng về xe quân sự – kể cả tăng thiết giáp và ô tô- đã lên đến gần 1.000 chiếc.

  Trong tổng kho có 3 khu kho quan trọng là khu kho đồi 50, khu kho đồi 53 và khu Kho 3 ngầm bí mật. Kho đồi 53 có rộng 3,75 km2 có 18 dãy nhà kho với khoảng 200 gian kho, được chia làm 3 khu, mỗi khu có 6 dãy, mỗi dãy cách nhau 100 mét và khoảng cách của những nhà kho đặt cách nhau 60 mét. Nhà kho xây hình khối chữ nhật (30m x 25m x 5,5m), cửa thép có khóa sắt và nhũng ụ đất dày từ 4 mét đến 5 mét ở xung quanh.

    Riêng khu kho ngầm bí mật nằm trong một số nhà kho và hầm ngầm, là nơi thử nghiệm 1 số loại vũ khí bí mật của Mỹ. Được bảo vệ bởi nhiều lớp cửa sắt có khoá cùng tường bê tông chắc chắn sâu dưới lòng đất. Một số đã được tìm thấy; một số vẫn chưa tìm thấy lối vào và một số đã tìm thấy nhưng tới giờ vẫn chưa mở được ra. Theo cảnh báo từ phía Mỹ  nếu mở kho 3 mà sai mã khoá hoặc dùng lực để mở sẽ có thảm hoạ khôn lường. Các chuyên gia của Việt Nam và nhiều đoàn chuyên gia của Nga đã tới nghiên cứu và thử mở khoá. Nhưng kết quả là 1 số chuyên gia đã hi sinh và vẫn chưa mở được khoá.

    Năm 2000 Mỹ từng đặt vấn đề sẽ giải mã kho cho VN với điều kiện thu lại mũi tên gãy* và chia đôi vũ khí. Nhưng phía VN không đồng ý nên đến nay vẫn chưa mở được 1 phần (chìm) của kho. Hiện tại có khoảng 2 sư đoàn tinh nhuệ nhất của QĐND Việt Nam đang đóng ở đó để bảo vệ và biến đây thành khu quân sự cấp tối mật ở Việt Nam.

   Nói thêm về cụm từ "Mũi tên gãy" là: tên lóng nói về vũ khí hạt nhân , sinh học, hoá học...có sức tàn phá lớn, vũ khí tấn công chiến lượt có sức huỷ diệt của 1 Mỹ bỏ sót hay thất lạc trong chiến tranh và tập trận. Hiện Mỹ thừa nhận trên toàn trái đất Mỹ có tổng cộng hơn 17 mũi tên gãy chưa thu hồi.

   Một tờ báo quân sự của Mỹ đã đưa tin: năm 2001 Mỹ từng cử 1 đội biệt kích thuộc quân đoàn Ghost Recon và Skull tham gia chiến dịch thu hồi 2 mũi tên gãy ở Việt Nam  nhưng nhiệm vụ thất bại toàn bộ 12 binh sĩ mỹ hi sinh tại Long Bình do bị phát hiện. Tất cả thi thể 12 binh sỹ đầu bị tiêu huỷ hoàn toàn.


III. Hồi ký của QĐND Việt Nam về quá trình tiếp quản máy tính IBM365/50:
   Sau chiến tranh giải phóng miền Nam năm 1975,  một đoàn cán bộ kỹ thuật của QĐND Việt Nam từ Hà Nội vào đã nhanh chóng tiếp quản và khai thác thành công hệ thống máy tính IBM360/50- trong đó có dữ liệu quản lý kho của quân lực VNCH. Khoảng 1 tháng sau ngày tiếp quản, đoàn công tác đã cung cấp được danh mục toàn bộ hàng còn tồn trong các kho. Đây là một thành công lớn trong công tác tiếp quản Tổng kho của QĐND Việt Nam.Với dữ liệu đầy đủ và lực lượng được tăng cường, công tác quản lý và bảo quản hàng hóa, vật tư trong TK Long Bình.  Các loại hàng hóa, vật tư phù hợp đã được huy động phục vụ cho việc sửa chữa trang bị vũ khí. Đặc biệt là phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và làm nhiệm vụ quốc tế. Một số phế liệu hoặc vật tư lưỡng dụng có thời hạn cũng được thanh lý để dùng vào mục đích dân dụng như lốp xe cũ, nhựa đường…

    Ông Lê Tự Thành (Cán bộ được phân công tiếp quản máy tính IBM360/50) kể lại:  "Sau khi được tin tìm thấy các máy tính của quân đội ngụy và quân Mỹ, anh Nguyễn Lãm đã tức tốc cử thêm cán bộ vào vận hành và khai thác. Tôi được phân công tiếp quản máy IBM 360 model 50 (IBM360/50) của quân đội Mỹ quản lý kho hậu cần (tổng kho Long Bình) và đây là máy tính lớn nhất hồi đó ở miền Nam.Việc đầu tiên của quá trình vận hành lại chiếc máy tính này là gọi công binh gỡ mìn. Khi đó, mìn đặt khắp nơi trên từng bộ phận của máy tính và cả trên những máy đục lỗ. Sau khi gỡ mìn, chúng tôi cùng với những nhân viên cũ của công ty IBM bắt tay vào khôi phục hoạt động. Sau khi khôi phục hệ thống điện, nhân viên IBM kiểm tra từng thiết bị và máy tính. Đồng thời, chúng tôi phải sửa lại hệ thống điều hoà lớn (kiểu điều hoà trung tâm hiện nay) vì phòng máy rất kín và ngột ngạt nếu không có hệ thống điều hoà không chịu được. Sau gần một tháng lao động, chúng tôi đã khởi động thành công máy IBM 360 model 50. Máy tính IBM360/50 rất lớn, chiếm khoảng 600 mét vuông. Nó sử dụng một bộ vi xử lý trung tâm (CPU) to bằng hai cái tủ đựng quần áo ba buồng. Các ổ đĩa từ và băng từ dùng cho máy tính này cũng rất cồng kềnh, mỗi ổ băng từ to bằng tủ lạnh lớn hiện nay. Ngoài ra, chiếc máy này cần tới 80 máy đục lỗ để làm phương tiện viết chương trình. Tiếp đến là kho lưu trữ về băng từ cũng rất rộng, vì băng từ lúc đó quá to. Ấn tượng ban đầu của chúng tôi là họ (quân đội Mỹ) sử dụng máy tính vào quản lý kho rất khoa học. Chiếc máy tính IBM dùng hệ điều hành OS/360, hoạt động khá giống với máy tính Minsk của Nga. Các chương trình viết cho máy tính IBM phía quân đội ngụy sử dụng ngôn ngữ Cobol. Lúc đó Nga cũng có tài liệu về ngôn ngữ này dịch sang tiếng Nga nên mọi người nắm bắt dễ dàng. Ngoài ra, nhân viên cũ của IBM còn khá đầy đủ, nhờ họ hướng dẫn sử dụng nên chỉ sau khoảng một tháng chúng tôi đã cho hoạt động lại bình thường toàn bộ máy tính, kể cả khai thác dữ liệu chương trình quản lý kho của ngụy. Cũng phải nói là các chương trình của họ viết khoa học, tỉ mỉ từng bước rất dễ sử dụng. Nhân viên lập trình chỉ là cán bộ trung học, không phải là cán bộ đại học như ta. Vì vậy, hầu hết các đoạn lệnh viết theo cấu trúc giống nhau, nên ai đọc cũng hiểu. Lúc đầu, anh em tiếp quản nghĩ họ “dốt” thật, đáng lẽ nhiều đoạn lập trình có thể viết ngắn thì họ lại viết rất dài. Nhưng sau này mới thấy lập trình công nghiệp thì phải thế, họ viết rành mạch, có ghi chú rõ ràng nên người sử dụng hiểu rất nhanh. Hồi đó anh em kỹ thuật của ta rất khoái thủ thuật, làm thế nào giải quyết vấn đề ngắn nhất, hay nhất nhưng người khác đọc không hiểu gì cả! Sau khi khai thác thành công, chúng tôi đã cung cấp cho Tổng cục Kỹ thuật danh mục toàn bộ hàng còn tồn trong các kho, trong đó kho lớn nhất là Tổng kho Long Bình. Sau đó, các máy tính IBM tại Sài Gòn tiếp tục phục vụ cho việc tính toán những bài toán giao thông, cầu đường, sau đó là khai thác và thăm dò dầu khí..."

IV. Tin đồn thất thiệt: Kho được cài mã hoá nếu mở không được sẽ tự động tiêu huỷ dự tính vụ nổ kho này sẽ biến Biên Hoà Đồng Nai và 1/2 Sài Gòn thành biển lửa

   Chưa biết thực hư thế nào nhưng vào khoảng thời gian từ năm 1976 đến năm 1979 thực tế đã có 1 vài lần đã xảy ra nổ một phần của kho Long Bình. Trích hồi kí "Đối mặt với thần chết" của Anh Hùng Nguyễn Văn Huệ: (Độc giả có thể tải bản đầy đủ của Nhật ký tại đây): 

  ... “Tháng 5/1976, một kho lớn chứa hàng chục ngàn trái M.79, mìn, lựu đạn... ở trong kho Long Bình gặp sự cố bất ngờ. Một sợi dây điện cao thế chạy ngang nóc kho bị đứt lơ lửng, đầu dây thỉnh thoảng quẹt vào mái tôn xòe lửa. Anh em coi kho báo cáo gấp cho Bảy Huệ. Anh chạy xe Honda tới hiện trường. Không còn ai ở đó, tất cả chạy xa kho. Thỉnh thoảng gió thổi, đầu dây điện quẹt mái tôn lại xoèn xẹt tóe lửa. Anh suy nghĩ cách giải quyết chỉ một giây, gọi Sơn, bảo kiếm một cây khô làm thang để leo lên mái, cầm cành khô đó quèo đầu sợi dây cao thế văng ra mắc vào hàng rào kẽm gai. Khi mối hiểm nguy không còn, anh mới lấy khăn tay lau sạch mồ hôi đẫm trán. Ít bữa sau, anh đứng kiểm tra các chiến sĩ đồng đội trẻ măng vô tư hồn nhiên bốc xếp cất mìn các loại và lựu đạn ở một kho khác. Chợt anh phát hiện trong một thùng mở nắp có trái lựu đạn mất chốt gài. Phản xạ nhanh như chớp, anh vội chụp lấy, bóp chặt cần bật rồi kêu anh em kiếm cái chốt gài lại cho an toàn. Khi mối hiểm nguy không còn, bấy giờ anh và các đồng độI mới hoàn hồn, mồ hôi vã ướt đầm lưng áo. Nếu trái đó bị xê dịch mà "lên tiếng thì tiểu đội coi kho, trung độI bốc xếp và cả Bảy Huệ đều tan xác cùng một dãy ô tô chờ đến lượt xuống "hàng".

   Tháng 3/1977, ông Tư Lạc chỉ huy phó tỉnh đội Đồng Nai cho nhân dân bốc xếp đạn pháo, đạn cối, mìn chiến lợi phẩm... vào một kho lớn ở Bình Đa. Anh Bảy Huệ góp ý:- Để bộ đội làm cho bảo đảm, lỡ địch gài trái thì chết!...Ý kiến trên bị bỏ qua, kết quả kho bị nổ, hơn một tiểu đội quân dân du kích hy sinh, một số ô tô bị phá hủy. Đạn và miểng văng tung tóe khắp một khu vực có bán kính gần cây số, tiếng nổ làm rung chuyển cả thành phố Biên Hòa. Nhìn kho cuồn cuộn khói lửa, Bảy Huệ chạy xe Honda tới nhưng chỉ bất lực đứng nhìn.”

   Thời kỳ đổi mới, một phần diện tích của TK Long Bình cũ đã được sử dụng cho mục đích khác như xây dựng khu công nghiệp, doanh trại quân đội, nhà ở cho cán bộ- nhân viên…Tuy nhiên, phần lớn diện tích vẫn tiếp tục được sử dụng làm kho của Quân đội, vẫn được bảo vệ nghiêm ngặt và vẫn có phần kỳ bí như xưa.

V. Hồi ký 1 trận đánh của Đặc công Việt Nam vào TK Long Bình cho cái nhìn toàn cảnh:
   "... Mọi hoạt động của toán cảm tử trong ngày tấn công sẽ được toán thám sát này thực hiện. Đến ngày G. họ sẽ là lực lượng dẫn đội cảm tử xâm nhập căn cứ.

   Khi màn đêm buông xuống, toán thám sát hai người bắt đầu xâm nhập căn cứ Long Bình. Lần từng bước một, họ di chuyển hướng về vòng đai ngoài. Những bụi cỏ cao đã che giấu được họ. Hàng rào được căng ra, vừa vặn cho hai người lọt vào, rồi trả lại nguyên hình dáng cũ chứ không cắt. Nếu cắt rào sẽ là dấu hiệu có người xâm nhập và đánh mất yếu tố bất ngờ của cuộc tấn công sắp tới. Vượt qua được vòng rào ngoài, toán thám sát vừa tìm cách bò chầm chậm qua bãi mìn, vừa không để lính trên tháp canh phát hiện. Họ phải định vị được mìn và rào kẽm gai cũng như vô hiệu hóa bằng cách gắn một cây kẽm vào từng trái mìn. Sau đó họ trườn vào mục tiêu tiếp theo - vòng rào thứ hai. Toán xâm nhập lặp lại công việc xác định là vô hiệu hóa mìn và hỏa châu đặt trên bãi đất giữa hai vòng rào. Cứ thế cho đến khi họ dần tạo được một lối vào căn cứ.Cuộc xâm nhập thăm dò của thám sát bắt đầu lúc 8 giờ tối với mục tiêu là mở được một nửa đoạn đường, đến giữa vòng rào thứ năm và thứ sáu lúc 11 giờ khuya. Thời biểu đó đã đạt được. Trời vẫn còn tối nhưng toán không muốn đến quá gần bên trong vào lúc trời sáng. Hai người đào hầm, chui vào ẩn trú và chờ đợi...

   Trời hửng sáng, căn cứ Long Bình lại bắt đầu nhộn nhịp như thường lệ. Những kẻ phòng thủ không hề hay những kẻ xâm nhập đang nằm cạnh mình. Toán trinh sát yên lặng nghỉ cả ngày trong nơi ẩn nấp, sát nách đối phương. Khi màn đêm buông xuống, họ tiếp tục chuyển qua các vòng rào còn lại. Sau nửa đêm họ đã chui được qua vòng rào cuối cùng và tiến gần các kho. Khi đã vào được bên trong, họ không để phí thì giờ mà bắt tay ngay vào việc ghi nhận khoảng cách các mục tiêu đã định và tính toán thời gian cần thiết để đến được các nơi đó. Nhiệm vụ hoàn tất, toán thám sát rút lui cũng yên lặng như khi họ tiến vào, lần lượt chui ra chín vòng rào.

   Rạng đông, trong khi toán thám sát rút khỏi căn cứ Long Bình, một người quan sát được chốt ở một nơi xa căn cứ để kiểm tra con đường mới xâm nhập. Công việc này nhằm bảo đảm những kẻ phòng thủ bên trong không cản trở con đường đó trước giờ tấn công. Nhằm bảo đảm được thời biểu, đội đặc công khởi sự hai ngày trước cuộc tấn công.

   Lúc 8 giờ tối, toán thám sát hôm trước nay lại bắt đầu xâm nhập căn cứ Long Bình. Lần này họ dẫn theo thêm nhiều quân cảm tử - mỗi người đều mang theo chất nổ và dụng cụ định giờ. 20 người tham gia cuộc hành quân. Mỗi toán gồm 3-4 người, tùy theo mục tiêu được chỉ định trong căn cứ. Mục tiêu càng lớn cần nhiều chất nổ hơn, như vậy cũng phải phái thêm một người mang chất nổ.

   Toán thám sát dẫn đầu chui qua vòng rào ngoài. Lần này họ cắt một lỗ lớn để một người có thể chui qua lọt. Người cuối cùng phải nối lại rào kẽm gai để che dấu lối vào. Toán dẫn đầu tiếp tục tiến vào con đường họ đã vào mấy hôm trước. Họ vẫn kiểm tra cẩn thận mặt đất để chắc chắn không ai đặt thêm mìn hoặc đã phát hiện lần vào trước của họ. Một khi các toán đặc công tiến vào Long Bình, đại tá Đường không còn liên lạc được với họ. Các thành viên trong toán yên lặng báo hiệu cho nhau bằng tay. Khi toán dẫn đầu đến đoạn nửa đường nằm giữa vòng rào thứ năm và sáu, họ dừng lại và đào hầm ẩn nấp qua đêm.

   Khi bình minh ló dạng, họ đã an toàn nằm nơi ẩn nấp. Một ngày bình yên. Ngay sau chạng vạng tối, họ lại tiếp tục tiến vào.Vào nửa đêm, đội đã lọt qua được vòng rào cuối cùng. Mỗi toán vội đến các mục tiêu được chỉ định, thận trọng tránh né các toán tuần tra trong căn cứ. Chất nổ được gắn, sử dụng dụng cụ định giờ MI-8. Dụng cụ này không lớn hơn ngón tay người, sẽ kích hoạt chất nổ nhiều giờ sau khi họ đã rút lui khỏi căn cứ an toàn. Họ vặn kim đồng hồ cho nổ vào ba giờ sau và các toán bắt đầu thoái lui. Các toán phải tập hợp lại tại một điểm nằm ngoài vòng rào cuối cùng trước khi cả đội cùng rút lui. Chỉ cho phép thời hạn 5 phút - không thể dài hơn. Toán nào không đến đúng hẹn, các toán khác vẫn rút lui mà không có họ.

   Cuộc hành quân diễn ra suôn sẻ. Mỗi toán hoàn thành nhiệm vụ được giao và đến nơi tập kết đúng hẹn. Cuộc rút lui bắt đầu: người sau bước theo dấu chân hoặc lần theo dấu tay người đi trước trên con đường đã tiến vào khu căn cứ. Và lần này đường rút lui nhanh hơn lúc tiến vào. Ra khỏi vòng rào cuối cùng, họ rút về bộ chỉ huy trung đoàn. Tại đó, người chỉ huy đội đặc công báo cáo cho đại tá Đường là đã hoàn thành nhiệm vụ.

  ​Vào bình minh hôm đó, đại tá Đường cùng vị chỉ huy sư đoàn đứng tại một vị trí cao nhìn xuống căn cứ Long Bình. Họ luôn xem đồng hồ trên tay. Một chuỗi những tiếng nổ long trời lở đất: 30.000 tấn vũ khí làm sáng rực cả bầu trời. Cơn chấn động lớn đến nỗi ở xa 30km còn cảm nhận được.Ngày ló dạng, đại tá Đường nhìn thấy một đám khói khổng lồ cuồn cuộn bốc lên từ căn cứ Long Bình. Hài lòng với kết quả đạt được, ông cùng vị chỉ huy biến mất vào khu rừng già.

Quan tâm tới Tổng kho Long Bình, bạn đọc có thể đọc thêm Tướng cướp Biệt động Sài Gòn- Âm mưu thử nghiệm và sản xuất vũ khí hạt nhân của Việt Nam Cộng Hoà 



Comments

  1. P/s-Ghi chú:-Mai Nguyễn Huỳnh St.8872
    Qua loạt bài viết về bí mật kho vũ khí...' tổng kho Long Bình 'của Mỹ để lại VN, mà tôi không thấy toán Biệt đội chuyên viên điện tữ của Liên Xô cầm đầu của CSBV vào khai phá phòng Điện toán IBM/BộTTM- "...

    Tôi được phân công tiếp quản máy IBM 360 model 50 (IBM360/50) của quân đội Mỹ quản lý kho hậu cần (tổng kho Long Bình) và đây là máy tính lớn nhất hồi đó ở miền Nam.Việc đầu tiên của quá trình vận hành lại chiếc máy tính này là gọi công binh gỡ mìn. Khi đó, mìn đặt khắp nơi trên từng bộ phận của máy tính và cả trên những máy đục lỗ. Sau khi gỡ mìn, chúng tôi cùng với những nhân viên cũ của công ty IBM bắt tay vào khôi phục hoạt động. Sau khi khôi phục hệ thống điện, nhân viên IBM kiểm tra từng thiết bị và máy tính. Đồng thời, chúng tôi phải sửa lại hệ thống điều hoà lớn (kiểu điều hoà trung tâm hiện nay) vì phòng máy rất kín và ngột ngạt nếu không có hệ thống điều hoà không chịu được. Sau gần một tháng lao động, chúng tôi đã khởi động thành công máy IBM 360 model 50. Máy tính IBM360/50 rất lớn, chiếm khoảng 600 mét vuông. Nó sử dụng một bộ vi xử lý trung tâm (CPU) to bằng hai cái tủ đựng quần áo ba buồng. Các ổ đĩa từ và băng từ dùng cho máy tính này cũng rất cồng kềnh, mỗi ổ băng từ to bằng tủ lạnh lớn hiện nay. Ngoài ra, chiếc máy này cần tới 80 máy đục lỗ để làm phương tiện viết chương trình. Tiếp đến là kho lưu trữ về băng từ cũng rất rộng, vì băng từ lúc đó quá to. Ấn tượng ban đầu của chúng tôi là họ (quân đội Mỹ) sử dụng máy tính vào quản lý kho rất khoa học. Chiếc máy tính IBM dùng hệ điều hành OS/360, hoạt động khá giống với máy tính Minsk của Nga- Sic."
    Điều vui mừng độc nhất của tôi là không thấy chúng VC tìm ra được 3 cuộn băng từ máy tinh B/TTM, ghi lại tất cả hồ sơ lý lịch của 1 triệu 500 ngành quân lích, sĩ quan QL.VNCH, đã từng phục vụ dưới lá cờ Tự Do VNCH.
    Nếu chẵng may, 3 cuộn băng tử IBM/B.TTM lọt vào tay quân Cộng sản Bắc việt, chắc có lẽ quân dân Miền Nam VNCH sẽ bị tiệt chũng như Cam puchia- Khờ me đỏ?....3 cuộn băng IBM chính tướng Nguyễn Ngọc Loan- Sảnh Sát QGVN tuyên bố...trước các sĩ quan bộ Tổng Thanh Tra/Bộ TTM/QL.VNCH, ông sẽ đích thân đưa cho TT.Nguyễn văn Thiệu gởi ra nước ngoài như chính phủ Singapore 1 cái và Chính phủ Đài Loan 1 cái: còn lại 1 cuộn- bí mật không biết cất giử nơi đâu, nhưng chắc chắn không gởi cho ch1nh phủ Hoa Kỳ, vì là kẻ phản bạn và bán đứnng VNCH..Theo tôi biết, với thẩm quyền... thì cuộn băng thứ 3, được cất giử trong hầm ví mật...của Tổng kho vũ khí lớn nhất VN là Tổng Kho Long Bình, để cùng chung số phận VN, nếu nổ tung cả kho Long Bình- Xóa sổ cuộc đời nô lệ VN!!


    Cựu Đại Úy Bộ TTM- Biệt phái Nha Tổng Thanh Tra/QL.VNCH

    ReplyDelete
  2. lũ vnch ho lao chóp bu làm dc gì.giờ bỏ chạy qua mỹ diễu hành súng nhựa áo sida nhìn cải lương ghê.dúng ba que

    ReplyDelete
  3. Càng đọc thấy càng xạo lồn ,trái lựu đạn đã không có chốt nằm trong thùng rồi mới phát hiện đi lại chụp lấy và kiếm chốt tra lại ,có cơ hội để làm việc ấy sao.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Câu chuyện người ta kể tóm lược vậy thôi :)

      Delete

Post a Comment

Popular posts from this blog

Súng ngắn K54 và những điều chưa biết

Hồ sơ mật: Giải mã bí ẩn trận đồ trấn yểm sông Tô Lịch của người Tàu (Phần 1)