Thông tin mới nhất về thi quân sự năm 2020

ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN VÀO CÁC TRƯỜNG QUÂN ĐỘI NHƯ THẾ NÀO? PHẢI THI NHỮNG MÔN NÀO? DỰ THI Ở ĐÂU? Tất cả được giải đáp luôn và ngay tại bài viết này



↪ ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN VÀO CÁC TRƯỜNG QUÂN ĐỘI NHƯ THẾ NÀO?
Năm 2020, các học viện, trường sỹ quan Quân đội thực hiện xét tuyển dựa trên kết quả thi của tổ hợp các môn thi tại Kỳ thi THPT quốc gia. Đối với các trường Quân đội khi có kết quả thi, việc xét tuyển theo 2 đợt:
Xét tuyển đợt 1
 a) Thí sinh nộp phiếu đăng ký xét tuyển cùng với hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo kèm theo lệ phí đăng ký xét tuyển. Trong các đợt xét tuyển bổ sung, thí sinh thực hiện đăng ký xét tuyển và nộp lệ phí theo quy định của trường;
 b) Sau khi có kết quả thi THPT quốc gia, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển một lần trong thời gian quy định, bằng phương thức trực tuyến hoặc trực tiếp tại nơi đăng ký dự thi; c) Thí sinh chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin đăng ký xét tuyển và đăng ký dự thi. Các trường có quyền từ chối tiếp nhận hoặc buộc thôi học nêu thí sinh không đảm bảo các điều kiện trúng tuyển khi đối chiếu thông tin ký xét tuyển.
 d) Thí sinh phải đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất) vào hệ đào tạo đại học, cao đẳng quân sự tại trường Quân đội đã nộp hồ sơ sơ tuyển; các nguyện vọng còn lại thí sinh đăng ký vào các trường ngoài Quân đội; 
đ)   Thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất) vào các học viện, trường trong Quân đội, sẽ được xét tuyển các nguyện vọng kế tiếp vào các trường ngoài Quân đội theo thứ tự ưu tiên của các nguyện vọng thí sinh đăng ký xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Xét nguyện vọng bổ sung
a) Các trường khi tuyển nguyện vọng 1 còn thiếu chỉ tiêu, hoặc khi thí sinh đến nhập học không đủ và đến nhập học nhưng không đủ tiêu chuẩn nhập học, phải loại ra, số lượng vào học thực tế còn thiếu so với chỉ tiêu Bộ Quốc phòng giao, thì được xét tuyển nguyện vọng bổ sung cho đủ chỉ tiêu; quy trình xét tuyển thực hiện theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo và phải bảo đảm tỷ lệ vùng, miền; 
b) Việc xét tuyển các nguyện vọng bổ sung vào các trường đại học, cao đẳng quân sự: Chỉ xét tuyển nhũng thí sinh đăng ký dự tuyển vào đại học, cao đẳng hệ quân sự trong các trường Quân đội, không trúng tuyển nguyện vọng 1, đăng ký xét tuyển nguyện vọng bổ sung vào các trường đại học, cao đẳng quân sự khác, đã tham dự Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia (trong năm đăng ký xét tuyển), có đủ điều kiện về sức khỏe, vùng tuyển và tổ họp môn xét tuyển của trường xét tuyển nguyện vọng bổ sung và chỉ được xét tuyến khi trường đó còn chỉ tiêu tuyển sinh; Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng thông báo chỉ tiêu, các trường tiếp nhận hồ sơ, xét tuyển, tổng họp báo cáo theo quy trình, khi có quyết định của Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng mới triệu tập thí sinh nhập học. 
c) Xét tuyển bổ sung có thể được thực hiện một lần hay nhiều lần; 
d) Các trường thông báo điều kiện xét tuyển bổ sung, điểm nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung không được thấp hơn điểm trúng tuyển đợt 1 công bố lịch xét tuyển; 
đ) Thí sinh có thể thực hiện đăng ký xét tuyển bổ sung trực tuyến hoặc theo phương thức khác do trường quy định; 
* Lưu ý: Bản chính giấy chứng nhận kết quả thỉ chỉ nộp cho trường khi đã trúng tuyến và nhập học (qua bưu điện theo hình thức chuyển phát nhanh). Quá thời hạn này, những thí sinh không nộp giấy chứng nhận kết quả thi cho trường được xem như từ chối nhập học.

Đăng ký dự Kỳ thi THPT quốc gia, dùng kết quả thi xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng trong quân đội
- Thí sinh là thanh niên ngoài quân đội thực hiện đăng ký dự thi theo quy định tại Quy chế thi THPT quốc gia ban hành kèm theo Thông tư số 05/201’7/TT- BGDĐT ngày 25/01/2017, đã được sửa đổi bổ sung tên và một số điều tại thông tư số 07/2018/TT-BGDĐT ngày 01/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
 - Thí sinh là quân nhân đã tốt nghiệp THPT từ năm 2019 trở về trước, phải qua sơ tuyển, đủ tiêu chuẩn xét tuyển vào các trường quân đội, mới đăng ký dự kỳ thi THPT quốc gia, theo tổ họp các môn thi quy định của từng trường, từng ngành mình có nguyện vọng đăng ký sơ tuyển, để lấy kết quả xét tuyến vào các trường Quân đội. Việc mua hồ sơ, làm thủ tục đăng ký dự Kỳ thi THPT quốc gia tại địa điểm của thí sinh tự do, do Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố nơi đơn vị đóng quân quy định;
↪ PHẢI THI NHỮNG MÔN NÀO?
- Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2019, đăng ký dự thi theo quy định tại Điều 12, Điều 13 Quy chế thi THPT quốc gia ban hành kèm theo Thông tư sô 05/2017/TT-BGDĐT ngày 25/01/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Thí sinh đã tốt nghiệp THPT từ năm 2019 trở về trước đăng ký dự Kỳ thi THPT quốc gia dùng kết quả để xét tuyển đại học, cao đẳng vói tổ hợp các môn thi theo yêu cầu đối với từng ngành, từng trường mà thí sinh đăng ký sơ tuyển, xét tuyển. Thí dụ thí sinh A đăng ký sơ tuyên, xét tuyên vào trường Sỹ quan Lục quân 1, tổ họp 1 xét tuyên của trường Sỹ quan Lục quân 1 là: Toán, Lý, Hóa thì thí sinh phải đăng ký dự Kỳ thi THPT quốc gia các môn là Toán (trong phần môn thi bắt buộc của thí sinh chưa tốt nghiệp THPT); Lý, Hóa (trong môn thi thành phân của bài thi tô họp tự nhiên)...
↪  TRƯỜNG SỸ QUAN THÔNG TIN Ở NHA TRANG NHƯNG TÔI Ở MIỀN BẮC TÔI DỰ THI Ở ĐÂU?
Thí sinh thuộc địa bàn tỉnh nào dự thi tại tỉnh đó (kể cả là quân nhân của các đơn vị trực thuộc Quân khu đóng quân trên địa bàn tỉnh đó); 

Comments

Popular posts from this blog

Súng ngắn K54 và những điều chưa biết

Hồ sơ mật: Giải mã bí ẩn trận đồ trấn yểm sông Tô Lịch của người Tàu (Phần 2)