ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHUẨN DỰ THI VÀO CÁC TRƯỜNG QUÂN ĐỘI NĂM 2020

Năm 2020 có nhiều thay đổi trong cách thức thi, đăng ký cũng như có nhiều thay đổi trong công tác tuyển sinh quân sự. Thí sinh trước khi đăng ký dự thi nên tìm hiểu thật kỹ về điều kiện, tiêu chuẩn dự thi, tránh sau khi thi có những trường hợp không đủ điều kiện để rồi bị đánh trượt rất đáng tiếc.



1. ĐIỀU KIỆN
a)Tự nguyện: 
Khi trúng tuyển chấp hành sự phân công ngành học và chịu sự phân công, công tác của Bộ Quốc phòng khi tốt nghiệp.

b) Chính trị, đạo đức

Lý lịch chính trị gia đình và bản thân rõ ràng, đủ điều kiện để kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam theo Điều lệ Đảng, không vi phạm các quy định tại Quyết định số 126-QĐ/TW ngày 28/02/2018 của Bộ Chính trị về một số vẩn đề bảo vệ chỉnh trị nội bộ Đảng;

Phẩm chất đạo đức tốt; là đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, quân nhân phải được cấp có thẩm quyền đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian phục vụ tại ngũ. Trên cơ thể không có hình xăm;

Về thẩm tra xác minh lý lịch đối với thí sinh đăng ký sơ tuyển, xét tuyển vào các học viện, trường sỹ quan Quân đội thực hiện theo quy định tại Điều 21 của Thông tư số 22 và quy định tại Điều 7, Điều 8 Thông tư số 05/2019/TT-BQP ngày 16/01/2019 của Bộ Quốc phòng về tiêu chuẩn chính trị của sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng trong Quân đội nhân dân Việt Nam. 
Nghiêm cấm việc cho thí sinh hoặc thân nhân của thí sinh tự khai vào bản thẩm tra xác minh chính trị, tự đi lấy xác nhận của cấp uỷ địa phương mà không qua thẩm tra xác minh của cán bộ được cử đi xác minh. Phần kết luận Mục III, Mục Mục IV, Mục V, trong bản thẩm tra xác minh lý lịch phải ghi đầy đủ theo hướng dẫn và kết luận rõ có đủ điều kiện kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam và đào tạo sỹ quan trong các trường Quân đội hay không.

c) Trình độ văn hoá, độ tuổi

Trình độ văn hóa: Tính đến thời điểm xét tuyển, đã tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp, trung học nghề, trung cấp nghề (gọi chung là trung học). Người đã tốt nghiệp trung cấp nghề phải là người đã tốt nghiệp trung học cơ sở, đã học đủ khối lượng kiên thức và thi tốt nghiệp các môn văn hoá THPT đạt yêu cầu theo quy định của Bộ GD&ĐT;

Độ tuổi, tính đến năm dự tuyển: Thanh niên ngoài Quân đội từ 17 đến 21 tuổi; quân nhân tại ngũ hoặc đã xuất ngũ và công dân hoàn thành nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân từ 18 đến 23 tuổi.

d) Tiêu chuẩn sức khoẻ

* Tiêu chuẩn chung

Tuyển chọn thí sinh (cả nam và nữ) đạt Điểm 1 và Điểm 2 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự theo các chỉ tiêu: Thể lực (trừ chiều cao, cân nặng có quy định riêng); mặt (trừ tật khúc xạ cận thị có quy định riêng); tai - mũi - họng, răng - hàm - mặt; nội khoa; tâm thần kinh; ngoại khoa; da liễu và sản phụ khoa đôi với nữ (nêu có).

* Tiêu chuẩn quy định riêng cho từng đối tượng

-     Các trường đào tạo sĩ quan chỉ huy, chính trị, hậu cần, gồm các học viện: Hậu cần, Phòng không - Không quân, Hải quân, Biên phòng và các trường sĩ quan: Lục quân 1, Lục quân 2, Chính trị, Pháo binh, Công binh, Tăng - Thiết giáp, Thông tin, Đặc công, Phòng hóa:

+ Thể lực: Thí sinh nam cao từ 1,65 m trở lên, cân nặng từ 50 kg trở lên;
+ Mắt: Không tuyển thí sinh mắc tật khúc xạ cận thị.


-        Các trường đào tạo sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, gồm các học viện: Kỹ thuật quân sự, Quân y, Khoa học quân sự; Trường Đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội; Hệ đào tạo kỹ sư hàng không thuộc Học viện Phòng không - Không quân; Hệ đào tạo cao đẳng quân sự (ngành kỹ thuật hàng không) và Trường Cao đẳng Công nghệ và Kỹ thuật Ôtô:

+ Thể lực: Thí sinh nam cao từ 1,63 m trở lên, cân nặng từ 50 kg trở lên; thí sinh nữ (nếu có) phải đạt sức khỏe Điểm 1 (cao từ 1,54 m trở lên, cân nặng từ 48 kg trở lên);

+ Mắt: Được tuyển thí sinh (cả nam và nữ) mắc tật khúc xạ cận thị không quá 3 đi-ốp, kiểm tra thị lực sau chỉnh kính đạt Điểm 1.

-     Thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên thuộc khu vực 1, hải đảo và thí sinh là người dân tộc thiểu số, dự tuyển vào các trường: Được tuyển thí sinh (cả nam và nữ) có thể lực đạt Điểm 1 và Điểm 2, riêng thí sinh nam phải đạt chiều cao từ 1,62 m trở lên;

-      Thí sinh nam là người dân tộc thiểu số thuộc 16 dân tộc rất ít người theo quy định tại Khoản 1, Điều 2 Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người (gồm các dân tộc: cống, Mảng, Pu Péo, Si La, Cờ Lao, Bổ Y, La Ha, Ngái, Chứt, ơ Đu, Brâu, Rơ Mãm, Lô lô, Lự, Pà Thẻn, La Hủ) dự tuyển vào tất cả các trường: Được lấy chiều cao từ 1,60 m trở lên các tiêu chuẩn khác thực hiện như thí sinh là người dân tộc thiểu số nói chung;

-     Đối tượng đào tạo sĩ quan của các quân, binh chủng nếu tuyển chọn sức khỏe theo các tiêu chuẩn riêng vân phải đảm bảo tiêu chuẩn chung;

-    Tuyển sinh phi công tại Trường Sĩ quan Không quân (nếu có), chỉ tuyển chọn thí sinh đã được Quân chủng Phòng không - Không quân tô chức khám tuyên sức khỏe, kết luận đủ điều kiện xét tuyển vào đào tạo phi công quân sự;

-     Về tổ chức khám, kết luận sức khoẻ đối với thí sinh đăng ký sơ tuyển thực hiện theo quy định tại Điều 20 của Thông tư số 22.

-     Ban TSQS/qk giao cho Phòng Quân y/CHC: Chỉ đạo, hướng dân, tô chức khám sức khỏe cho quân nhân đăng ký sơ tuyển vào các học viện, trường sỹ quan năm 2020, của các đơn vị trực thuộc và 4 cơ quan Quân khu xong trước ngày 30/4/2020;

-  Bộ CHQS các tỉnh chỉ đạo Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự cấp huyện khám sơ tuyển: Khám lâm sàng và kết luận sức khỏe theo 8 chỉ tiêu quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng vê Quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự (sau đây viết gọn là Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP);

Comments

Popular posts from this blog

Súng ngắn K54 và những điều chưa biết

Hồ sơ mật: Giải mã bí ẩn trận đồ trấn yểm sông Tô Lịch của người Tàu (Phần 2)