BÍ MẬT CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI VIỆT NAM- TRUNG QUỐC 1979
(Phần 1) Lịch sử Trung Quốc tiến công xâm lược Việt Nam tính đến nay ít nhất 14 lần và lần thứ 14 là chiến tranh biên giới năm 1979. Đây là trận chiến được sách vở, tài liệu rất ít nhắc đến, có chăng thì cũng chỉ từ năm 2013 trở lại đây. Để mọi người có cái nhìn toàn diện hơn, chúng tôi cung cấp 1 số câu chuyện kể về chiến tranh biên giới 1979 vẫn trong màn bí mật.
Sách báo thường nói chiến tranh biên giới vào năm 1979 nhưng thực tế Trung Quốc đã chuẩn bị và dùng rất nhiều thủ đoạn quấy phá dọc tuyến biên giới.
Từ năm 1977, khu vực biên giới trở nên cực kỳ phức tạp. Phía Trung Quốc dùng đủ các biện pháp phá hoại. Người Trung Quốc thường xuyên tìm cách lén vượt biên sang các làng bản bên Việt Nam, kích động lôi kéo bà con các dân tộc thiểu số làm nội gián. Chúng còn cho một số bộ đội biên phòng phía bên kia giả làm bọn đầu trộm đuôi cướp, phục kích những chỗ mà cán bộ ta hay đi lại để bắt cóc đem về khai thác gây hoang mang dư luận. Đêm khuya chúng di chuyển cột mốc, chặn cả suối cho dòng chảy chuyển sang hướng khác… Càng về sau chúng hành động càng táo tợn ngang nhiên. Các tổ thám báo của Trung Quốc bí mật mang theo bộc phá luồn sâu, móc nối với những thành phần nội gián, thành lập các toán vũ trang, phục sẵn các ngã ba đường, bờ suối, các cây cầu nhằm ngăn chặn quân Việt Nam. Đồng thời, chúng cũng bí mật cắt đường dây điện thoại để cô lập chỉ huy các sư đoàn, trung đoàn với các chốt, trận địa pháo của bộ đội ngay sát biên giới.
Thế nên câu chuyện thứ nhất mới xảy ra như thế này...
Khi "giúp Việt Nam" làm con đường dẫn đến Hữu Nghị Quan trước khi giải phóng năm 1975, Trung Quốc đã cho xây dựng một số kho rất kín đáo suốt dọc con đường này, cứ khoảng gần 1 Km thì lại cất giữ một kho lương thực khô (loại đồ hộp có thể để giữ được hàng chục năm), cùng với rất nhiều vũ khí, được ngụy trang cận thận dọc con đường này (gọi là kho nhưng nhiều khi chỉ có vài trăm Kg hoặc vài tấn). Nên sau vài năm làm xong con đường này, thì những kho trên cũng hoàn thành, với dự định của Trung Quốc là cất giữ nguồn dự trữ để nhằm đánh ta sau này.
Nhưng trước khi xảy ra chiến tranh biên giới với Trung Quốc một thời gian, công an phía bắc tình cờ bắt được một "thủ phạm". Số là, một người dân đến trình báo với công an; có một anh người dân tộc, nhà rất ngèo, hàng ngày phải đi đào củ mài để ăn, vậy mà vẫn còn đói dài, nhưng không hiểu sao đã mấy tháng nay anh ta chẳng phải đi đào củ mài nữa, chỉ ở nhà vậy mà suốt ngày ăn uống bù khú, mà toàn ăn đồ hộp của Trung Quốc. Người dân cho là anh ta đi buôn lậu – tội buôn lậu ngày trước nặng lắm. Thế là công an bố trí theo dõi nhằm "bắt kẻ buôn lậu". Thật tình cờ, khi theo dõi thì thấy anh ta đi vào rừng và chui vào một cái hang, một lúc sau anh ta khệ nệ bê ra một bao tải nặng. Công an liền ập vào "bắt quả tang". Cũng thật bất ngờ, trong cái hang này là một kho toàn lương thực và vũ khí của Trung Quốc cất giữ. Sau khi tra hỏi thì công an mới biết rằng, anh dân tộc này đã mấy tháng nay, "khai thác" được vài cái kho như vậy rồi. Do đó công an mới lần theo toàn bộ con đường, và thu giữ được toàn bộ các kho dự trữ trên. Câu chuyện này đi vào bí mật hoàn toàn, không ai được biết.
Còn phía Trung Quốc thì cứ đinh ninh rằng "của cải" của họ vẫn còn nguyên. Do vậy sau này, có rất nhiều "người dân" Trung Quốc chỉ với tay không ngang nhiên, hoặc lẻn qua biên giới để tràn vào Việt Nam, họ nghĩ rằng chỉ cần tay không rồi đến các kho dự trữ là có sẵn lương thực và vũ khí. Nhưng không may cho họ là công an của ta đã mật phục trước cửa các "kho hàng" này rồi, cứ tên nào đến gần hang là bị tóm ngay, trong số những người bị bắt này có cả những người Trung Quốc có quốc tịch Việt Nam và hiện đang sinh sống ở Việt Nam. Và tất nhiên cũng có 1 vài hầm bí mật mà Trung Quốc cất giấu chúng ta chưa tìm ra, số này sau khi quân Trung quốc cũng đã đào lên hết và sử dụng khi chiến tranh biên giới nổ ra. Chứng tỏ mưu toan xâm lược Việt Nam không đơn giản là "Dạy cho Việt Nam 1 bài học" mà đã được chuẩn bị kỹ càng từ rất lâu.
Câu chuyện thứ hai...
Vào cuối năm 1978, Trung Quốc đã chuẩn bị đưa quân tràn qua biên giới Việt Nam với dự định đánh bằng cả đường bộ và đường biển. Để chuẩn bị cho một mũi đánh vào Quảng Ninh, mũi xuất quân này sẽ được tập hợp tại Đầm cát – đảo Đầu Ruồi ở Đông Hưng, Trung Quốc rồi đánh qua đảo Vĩnh Thực tiến vào Đầm Hà rồi tràn vào cửa Vạn Hoa để sau đó đánh thẳng vào Quảng Ninh.
Mũi tấn công này của Trung Quốc được xuất phát tại một địa điểm nằm sát biên giới và có đường biển ngắn. Nên mũi này sẽ được bố trí quân số theo chiến lược "biển người". Để sự chuẩn bị được chu đáo và đánh được Quảng Ninh bằng mọi giá. Do mũi tấn công này đánh vào Quảng Ninh bằng đường biển, nhưng lại là đường ven biển ít sóng gió, nên Trung Quốc đã có "sáng kiến" chế tạo ra những chiếc thuyền được gọi là "Tam Pan".
Những chiếc "Tam Pan" được thiết kế rất đơn giản và cực kỳ thuận lợi. Thiết kế chỉ là một tấm xốp (bọt biển) dày khoảng 30-40cm uốn cong phía mũi làm đáy thuyền và hai bên được cột chặt bằng bốn hoặc sáu cây luồng làm thành thuyền. Kích thước khoảng 1x3 mét, và được lắp một động cơ chân vịt nhỏ, trên chiếc "Tam Pan" này có thể trở được ba người có trang bị đầy đủ vũ khí và quân tư trang. Với thiết kế này, thì chiếc "Tam pan" không thể bị chìm cho dù có sóng lớn một chút, vì nước tràn vào thì lại tràn ra và toàn vật liệu nổi. Và với ý định, cứ ba lính một "Tam pan", Trung Quốc đã cho làm hàng trăm ngàn chiếc "Tam pan" như vậy. Theo dự kiến nếu bị bắn chết từ một đến hai tên trên một chiếc thì Trung Quốc cũng có thể tràn vào Quảng Ninh được hàng trăm ngàn lính. Và nếu đạn AK có bắn trúng vào thuyền thì các "Tam pan" này vẫn cứ nổi như thường, cho dù những chiếc thuyền này có bị bắn rỗ như tổ ong bầu thì cũng chẳng ăn thua gì. Thật là một sáng kiến tuyệt vời.
Nhưng phía Việt Nam, vì thấy Trung Quốc cho tập kết sát biên giới toàn là những tấm xốp dày với số lượng nhiều, những đống cây luồng thì nhẵn nhụi và vô vàn những động cơ chân vịt nhỏ như vậy (lúc ban đầu thì những chiếc "Tam pan" này còn được xếp thành từng chồng rất gọn. Khi được lệnh triển khai chiến đấu, thì cứ ba tên lính một, tự lắp lấy thuyền của mình chỉ trong vòng 30 phút). Tất cả kế sách của chúng không thể qua nổi con mắt của tình báo của Việt Nam, đối sách với chiêu này cũng ra được thực hiện ngay:
Ta cho bố trí hàng loạt những kho xăng, dọc theo các đảo từ Vĩnh Thực đến Đầm Hà. Sau khi chiến tranh nổ ra, Trung Quốc hí hửng cho một đội tiền quân của mũi tấn công này tràn vào Quảng Ninh theo đúng như kế hoạch đã định. Thật đáng đời cho những kẻ xâm lược, khi mũi tấn công này đã yên bình tiến vào trận địa phục sẵn. Hàng loạt những kho xăng trên bờ của ta dội xuống nước, vậy là những cột lửa bùng lên, những cái sáng kiến khôn lỏi của chú Trung Quốc này chỉ trong vòng vài phút đã chảy ra thành nước. Các chú lính Trung Quốc trên những chiếc "Tam pan – sáng kiến" chắng có đường nào chạy, không bị chết cháy giữa dòng nước, thì cũng bị chết đuối, có tên nào may mắn vượt qua biển lửa, lội được vào bờ thì bị bắt gọn. Sau trận đầu thất bại, Trung Quốc không dám tiến quân bằng đường này nữa. Do Vậy sau nhiều năm, ở khu vực Đầm Cát – Đông Hưng, vẫn còn sót lại rất nhiều những cái "Tam pan – Sáng kiến" của mấy chú Trung Quốc được dân chúng sử dụng là phương tiện đi lại trên biển.
(Còn tiếp phần 2)
Câu chuyện thứ hai...
Vào cuối năm 1978, Trung Quốc đã chuẩn bị đưa quân tràn qua biên giới Việt Nam với dự định đánh bằng cả đường bộ và đường biển. Để chuẩn bị cho một mũi đánh vào Quảng Ninh, mũi xuất quân này sẽ được tập hợp tại Đầm cát – đảo Đầu Ruồi ở Đông Hưng, Trung Quốc rồi đánh qua đảo Vĩnh Thực tiến vào Đầm Hà rồi tràn vào cửa Vạn Hoa để sau đó đánh thẳng vào Quảng Ninh.
Mũi tấn công này của Trung Quốc được xuất phát tại một địa điểm nằm sát biên giới và có đường biển ngắn. Nên mũi này sẽ được bố trí quân số theo chiến lược "biển người". Để sự chuẩn bị được chu đáo và đánh được Quảng Ninh bằng mọi giá. Do mũi tấn công này đánh vào Quảng Ninh bằng đường biển, nhưng lại là đường ven biển ít sóng gió, nên Trung Quốc đã có "sáng kiến" chế tạo ra những chiếc thuyền được gọi là "Tam Pan".
Những chiếc "Tam Pan" được thiết kế rất đơn giản và cực kỳ thuận lợi. Thiết kế chỉ là một tấm xốp (bọt biển) dày khoảng 30-40cm uốn cong phía mũi làm đáy thuyền và hai bên được cột chặt bằng bốn hoặc sáu cây luồng làm thành thuyền. Kích thước khoảng 1x3 mét, và được lắp một động cơ chân vịt nhỏ, trên chiếc "Tam Pan" này có thể trở được ba người có trang bị đầy đủ vũ khí và quân tư trang. Với thiết kế này, thì chiếc "Tam pan" không thể bị chìm cho dù có sóng lớn một chút, vì nước tràn vào thì lại tràn ra và toàn vật liệu nổi. Và với ý định, cứ ba lính một "Tam pan", Trung Quốc đã cho làm hàng trăm ngàn chiếc "Tam pan" như vậy. Theo dự kiến nếu bị bắn chết từ một đến hai tên trên một chiếc thì Trung Quốc cũng có thể tràn vào Quảng Ninh được hàng trăm ngàn lính. Và nếu đạn AK có bắn trúng vào thuyền thì các "Tam pan" này vẫn cứ nổi như thường, cho dù những chiếc thuyền này có bị bắn rỗ như tổ ong bầu thì cũng chẳng ăn thua gì. Thật là một sáng kiến tuyệt vời.
Nhưng phía Việt Nam, vì thấy Trung Quốc cho tập kết sát biên giới toàn là những tấm xốp dày với số lượng nhiều, những đống cây luồng thì nhẵn nhụi và vô vàn những động cơ chân vịt nhỏ như vậy (lúc ban đầu thì những chiếc "Tam pan" này còn được xếp thành từng chồng rất gọn. Khi được lệnh triển khai chiến đấu, thì cứ ba tên lính một, tự lắp lấy thuyền của mình chỉ trong vòng 30 phút). Tất cả kế sách của chúng không thể qua nổi con mắt của tình báo của Việt Nam, đối sách với chiêu này cũng ra được thực hiện ngay:
Ta cho bố trí hàng loạt những kho xăng, dọc theo các đảo từ Vĩnh Thực đến Đầm Hà. Sau khi chiến tranh nổ ra, Trung Quốc hí hửng cho một đội tiền quân của mũi tấn công này tràn vào Quảng Ninh theo đúng như kế hoạch đã định. Thật đáng đời cho những kẻ xâm lược, khi mũi tấn công này đã yên bình tiến vào trận địa phục sẵn. Hàng loạt những kho xăng trên bờ của ta dội xuống nước, vậy là những cột lửa bùng lên, những cái sáng kiến khôn lỏi của chú Trung Quốc này chỉ trong vòng vài phút đã chảy ra thành nước. Các chú lính Trung Quốc trên những chiếc "Tam pan – sáng kiến" chắng có đường nào chạy, không bị chết cháy giữa dòng nước, thì cũng bị chết đuối, có tên nào may mắn vượt qua biển lửa, lội được vào bờ thì bị bắt gọn. Sau trận đầu thất bại, Trung Quốc không dám tiến quân bằng đường này nữa. Do Vậy sau nhiều năm, ở khu vực Đầm Cát – Đông Hưng, vẫn còn sót lại rất nhiều những cái "Tam pan – Sáng kiến" của mấy chú Trung Quốc được dân chúng sử dụng là phương tiện đi lại trên biển.
(Còn tiếp phần 2)
Do you understand there is a 12 word sentence you can tell your man... that will induce deep feelings of love and impulsive attractiveness to you buried within his chest?
ReplyDeleteBecause deep inside these 12 words is a "secret signal" that triggers a man's impulse to love, please and look after you with his entire heart...
12 Words That Trigger A Man's Love Impulse
This impulse is so built-in to a man's mind that it will drive him to try harder than ever before to take care of you.
In fact, triggering this dominant impulse is absolutely important to having the best possible relationship with your man that the moment you send your man a "Secret Signal"...
...You will soon find him open his heart and soul for you in such a way he never expressed before and he'll see you as the one and only woman in the universe who has ever truly interested him.