DÙNG SÚNG NGẮN K54 BẮN RƠI MÁY BAY TRỰC THĂNG CHIẾN ĐẤU
Trong thực tế không ít chuyện lạ lùng và bất ngờ, nhất là trong chiến tranh có những chiến công được gọi là kì tích, tưởng chừng không thể xảy ra như dùng súng trường bắn rơi máy bay tiêm kích F-105 hay dùng súng ngắn bắn rơi cả trực thăng chiến đấu UH-1!
Nghe qua thì chả có gì lớn lao nhưng bạn thử tìm hiểu về khả năng chiến đấu của súng ngắn K54 chưa, có thể xem thêm tại đây.
Nói về súng ngắn K54 tầm bắn sát thương lên tới 150m nhưng tầm bắn hiệu quả chỉ khoảng 25m (ngắm đâu trúng đó). Nhưng ai đã từng sử dụng thì sẽ biết, bia to tướng đứng im 1 chỗ to hơn cả người thật ở cự ly 25m bắn 5 viên có khi trượt cả 4 chứ đừng nói bắn trực thăng bay trên trời. Hơn nữa đạn của súng K54 sử dụng đạn cỡ 7,62x25mm -rất bé, đầu đạn tù- khả năng xuyên giáp cực kém. Vậy mà bắn rơi được cả chiếc trực thăng chiến đấu UH-1 thì không hề đơn giản!
Và tận tới bây giờ quân đội Việt Nam vẫn sử dụng khẩu súng ngắn K54 huyền thoại để biên chế cho sỹ quan sử dụng trong chiến đấu.
Nghe qua thì chả có gì lớn lao nhưng bạn thử tìm hiểu về khả năng chiến đấu của súng ngắn K54 chưa, có thể xem thêm tại đây.
Nói về súng ngắn K54 tầm bắn sát thương lên tới 150m nhưng tầm bắn hiệu quả chỉ khoảng 25m (ngắm đâu trúng đó). Nhưng ai đã từng sử dụng thì sẽ biết, bia to tướng đứng im 1 chỗ to hơn cả người thật ở cự ly 25m bắn 5 viên có khi trượt cả 4 chứ đừng nói bắn trực thăng bay trên trời. Hơn nữa đạn của súng K54 sử dụng đạn cỡ 7,62x25mm -rất bé, đầu đạn tù- khả năng xuyên giáp cực kém. Vậy mà bắn rơi được cả chiếc trực thăng chiến đấu UH-1 thì không hề đơn giản!
Năm 1969, Đại tá Trần Xuân Đạt, nguyên Phó Chỉ huy trưởng chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Thuận khi đó đang là Chính trị viên Đại đội 1, Tiểu đoàn 482, có nhiệm vụ phối hợp với Tiểu đoàn 186, Quân khu 6 chặn đánh, phá hủy đoàn xe tăng, xe bọc thép... của Mỹ từ sông Lũy về thị xã Phan Thiết.
Ngay trong đêm 13/4/1969, Đại đội 1 bí mật hành quân đến khu vực núi Ếch, xã Hồng Liêm (Hàm Thuận Bắc), không xa đường số 1 (quốc lộ 1) để mật phục.
Trưa ngày 16/4/1969, từ xa tiếng xe tăng gầm rú, tiếng may bay trực thăng vò vò trên đầu. 12 giờ, tốp xe đầu tiên của địch mở đường đã nằm gọn trong đội hình mật phục của Đại đội 1.
Được lệnh, những khẩu B40, B41, trung liên... của Đại đội 1 nhả đạn vào đoàn xe địch. Bị đánh bất ngờ, địch chống trả quyết liệt. 2 máy bay trực thăng cán gáo quần thảo, bắn vào đội hình ta. Trong vòng 40 phút giao tranh, ta bắn cháy 30 xe quân sự của địch...
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, đơn vị nhận lệnh rút quân. Nhưng việc này không dễ, địch tăng cường lực lượng đánh chặn đường rút của ta. Trước tình thế đó, Đại đội phải phân tán lực lượng nhằm giảm tổn thất.
Mũi 2 do ông Trần Xuân Đạt chỉ huy bị 2 chiếc trực thăng địch bay rất thấp, truy đuổi ráo riết. Bộ đội ta không thể di chuyển được mà bám vào gốc cây tránh đạn, nhưng hỏa lực địch băm nát từng gốc cây, ngọn cỏ. Không còn cách nào khác là phải cầm súng bắn vào máy bay địch...
Súng ngắn K54 |
Ông Đạt rút khẩu súng ngắn K54 lên đạn, chọn cây to nhất vừa để tránh đạn, vừa có điểm tựa để bắn. Nhìn lên máy bay thấy rõ 2 tên Mỹ lăm lăm khẩu súng chĩa vào mình. Lần thứ nhất ông giương súng lên bắn. Rồi lần thứ hai cũng không bắn trúng. Một loạt đạn từ máy bay địch vèo qua đầu, băm vào gốc cây.
Lần thứ ba, ông đưa súng lên ngắm trước, chờ cho máy bay vòng lại liền bóp cò trước khi chúng bắn, 3 phát đạn liên tiếp bắn vào máy bay địch. Một vệt sáng bùng lên, máy bay địch bốc cháy và rơi tại chỗ. Thấy vậy, chiếc máy bay trực thăng còn lại bay lên cao và xa hơn. Chớp thời cơ ông cùng đồng đội nhanh chóng rút khỏi trận địa.
Đạn súng K54 |
Sau trận đánh, ông Đạt được Ban Chỉ huy Tỉnh đội Bình Thuận tặng bằng khen và huy hiệu Dũng sĩ diệt máy bay. Khẩu súng ngắn K54 sử dụng để bắn rơi máy bay trực thăng Mỹ được trưng bày tại Nhà truyền thống Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Thuận.
Và tận tới bây giờ quân đội Việt Nam vẫn sử dụng khẩu súng ngắn K54 huyền thoại để biên chế cho sỹ quan sử dụng trong chiến đấu.
Comments
Post a Comment