Sách trắng quốc phòng Việt Nam
Hầu như quốc gia nào có quân đội đều có sách trắng quốc phòng, vậy sách trắng là gì? Sách trắng quốc phòng Việt Nam có gì?
Chúng ta hay nghe giới truyền thông đưa tin sách trắng quốc phòng của Việt Nam, sách trắng quốc phòng của Đức, sách trắng quốc phòng của Nhật thậm chí nghe tới cả sách đen của Campuchia (Đề cập tới PonPot và nạn diệt chủng). Trong bài viết này chúng tôi sẽ phân tích giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề này.
1. Sách trắng quốc phòng: là cuốn sách do Bộ Quốc phòng của 1 quốc gia có quân đội công bố với toàn thế giới những vấn đề cơ bản về chính sách quốc phòng của quốc gia đó như: đường lối hoạt động, chính sách đối thoại, hợp tác quốc phòng, ngân sách, tiềm lực xây dựng quốc phòng (gồm cả chính trị, kinh tế, quân sự), xây dựng lực lượng quốc phòng, lãnh đạo quản lý quốc phòng, tổ chức lực lượng của quân đội, xác định đồng minh, kẻ thù...
Sách trắng quốc phòng ở mỗi quốc gia có cấu trúc và nội dung khác nhau, thời gian công bố cũng không ấn định cụ thể. Một số quốc gia thường công bố sách trắng quốc phòng mỗi năm 1 lần như: Nhật thường công bố vào tháng 7 đến tháng 8 hàng năm; Nhưng ở đại đa số quốc gia khác, Sách trắng thường không được công bố theo từng năm mà thương được công bố theo từng giai đoạn có tính chất thay đổi của quốc gia đó: ví dụ như Đức công bố năm 2016 và trước đó là năm 2006; hay như Việt Nam công bố sách trắng quốc phòng vào các năm 1998, 2004 và mới nhất là 2009 - không theo thời gian cụ thể nào.
2. Sách trắng quốc phòng của Việt Nam
Năm 1998, Bộ Quốc phòng Việt Nam công bố sách trắng quốc phòng Việt Nam lần thứ đầu tiên mang tên "Việt Nam củng cố quốc phòng bảo vệ Tổ quốc".
Năm 2004, Bộ Quốc phòng Việt Nam công bố sách trắng quốc phòng Việt Nam lần thứ hai mang tên "Quốc phòng Việt Nam những năm đầu của thế kỷ XXI".
Năm 2009, Bộ Quốc phòng Việt Nam công bố sách trắng quốc phòng Việt Nam lần thứ ba mang tên "Quốc phòng Việt Nam năm 2009".
Năm 2009, Bộ Quốc phòng Việt Nam công bố sách trắng quốc phòng Việt Nam lần thứ ba mang tên "Quốc phòng Việt Nam năm 2009".
Nội dung sách trắng quốc phòng Việt Nam năm 2009 gồm 3 phần:
- Phần 1 là Tình hình an ninh và chính sách quốc phòng.
- Phần 2 là Xây dựng nền quốc phòng.
- Phần 3 là Xây dựng quân đội nhân dân và dân quân tự vệ. Ngoài ra, còn bao gồm 11 phụ lục kèm theo.
Trong đó có đề cập tới chính sách của quốc phòng Việt Nam: Mang tính chất hoà bình, tự vệ, thể hiện ở chủ trương không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong các quan hệ quốc tế, giải quyết mọi bất đồng và tranh chấp với các quốc 19 gia khác bằng biện pháp hoà bình. Việt Nam chủ trương từng bước hiện đại hoá quân đội, tăng cường tiềm lực quốc phòng chỉ nhằm duy trì sức mạnh quân sự ở mức cần thiết để tự vệ. Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển với chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các mối quan hệ quốc tế theo phương châm: Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế. Việt Nam mong muốn mở rộng quan hệ quốc phòng song phương với tất cả các quốc gia.
Về lãnh đạo quản lý quốc phòng: Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với Quân đội nhân dân Việt Nam. Sách trắng có nói về tổ chức của Đảng Cộng sản trong Quân đội nhân dân Việt Nam, đứng đầu là Quân ủy Trung ương. Tiếp theo là nói về hệ thống tổ chức cơ quan trong Quân đội và lý giải một số chức năng của một số cơ quan như Tổng cục Chính trị, các Tổng cục khác.
Bộ Quốc phòng là cơ quan tham mưu cho Đảng và Nhà nước về đường lối, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng bảo vệ Tổ quốc; quản lý nhà nước về lĩnh vực quốc phòng trong phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện việc xây dựng, quản lý và chỉ huy Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ; quản lý các dịch vụ công theo quy định của pháp luật
Bộ Quốc phòng là cơ quan tham mưu cho Đảng và Nhà nước về đường lối, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng bảo vệ Tổ quốc; quản lý nhà nước về lĩnh vực quốc phòng trong phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện việc xây dựng, quản lý và chỉ huy Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ; quản lý các dịch vụ công theo quy định của pháp luật
Về tổ chức của Quân đội Việt Nam: gồm Lục quân, Hải quân, PK-KQ, các quân khu, quân đoàn, binh chủng,...Lực lượng dự bị động viên bao gồm quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân, đã được lựa chọn và sắp xếp trong kế hoạch sẵn sàng bổ sung cho lực lượng thường trực của quân đội.
Sách trắng nêu rõ chủ trương của Việt Nam xây dựng LLVT nhân dân bao gồm QĐND, dân quân, tự vệ và công an nhân dân (CAND), có nhiệm vụ giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước. QĐND là nòng cốt của LLVT, được xây dựng theo hướng "cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại".
Sách trắng nêu rõ chủ trương của Việt Nam xây dựng LLVT nhân dân bao gồm QĐND, dân quân, tự vệ và công an nhân dân (CAND), có nhiệm vụ giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước. QĐND là nòng cốt của LLVT, được xây dựng theo hướng "cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại".
Bao gồm bộ đội chủ lực (quân số khoảng 5 triệu người) và bộ đội địa phương (quân số khoảng 450.000 người), có lực lượng thường trực và lực lượng dự bị. Việt Nam xây dựng lực lượng thường trực có cơ cấu tổ chức cân đối, số lượng hợp lý theo hướng tinh gọn, được trang bị các loại vũ khí, khí tài hiện đại cần thiết và lực lượng dự bị hùng hậu .
Bộ đội chủ lực gồm các quân chủng, quân đoàn, binh chủng, có khả năng cơ động cao, sẵn sàng đáp ứng nhiệm vụ trong mọi tình huống. Bộ đội địa phương gắn bó chặt chẽ với khu vực phòng thủ, hoạt động chiến đấu trong thế trận phòng thủ chung của quân khu và của cả nước. Dân quân, tự vệ là LLVT quần chúng không thoát ly sản xuất, được xây dựng theo hướng "vững mạnh, rộng khắp", có chất lượng tổng hợp cao, trước hết là chất lượng chính trị; quân số, tổ chức hợp lý; có trách nhiệm bảo vệ chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước ở cấp xã, cơ quan, tổ chức; cùng với bộ đội địa phương làm nòng cốt của chiến tranh nhân dân tại địa phương. QĐND cùng CAND là lực lượng nòng cốt xây dựng nền QPTD, nền an ninh nhân dân. Từ khi thành lập đến nay, QĐND Việt Nam luôn giữ vững bản chất giai cấp công nhân, phát huy truyền thống, bản chất tốt đẹp của "Bộ đội Cụ Hồ", luôn thực hiện tốt chức năng của một đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân lao động sản xuất, xứng đáng với lời dạy của Bác Hồ:"Trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì CNXH. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng".
11 phụ lục kèm theo:
Phụ lục 1: Sơ đồ tổ chức của Bộ Quốc phòng Việt Nam
Phụ lục 2: Tùy viên quốc phòng Việt Nam tại nước ngoài (tính đến 3/2009)
Phụ lục 3: Các Học viện nhà trường trong Quân đội
Phụ lục 4: Các viện nghiên cứu trong quân đội
Phụ lục 5: Ngày truyền thống của một số đơn vị trực thuộc Bộ.
Phụ lục 6: Danh sách các khu kinh tế quốc phòng
Phụ lục 7: Danh sách các tổng công ty trong quân đội
Phụ lục 8: Danh sách các hiệp định đến biên giới đã được ký kết.
Phụ lục 9: Quân kỳ, quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và quân phục Quân đội nhân dân Việt Nam
Phụ lục 10: Trao đổi đoàn quân sự cấp cao (2005-2009)
Phụ lục 11: Các chuyến thăm hữu nghị của các đoàn tàu quân sự.
Phụ lục 1: Sơ đồ tổ chức của Bộ Quốc phòng Việt Nam
Phụ lục 2: Tùy viên quốc phòng Việt Nam tại nước ngoài (tính đến 3/2009)
Phụ lục 3: Các Học viện nhà trường trong Quân đội
Phụ lục 4: Các viện nghiên cứu trong quân đội
Phụ lục 5: Ngày truyền thống của một số đơn vị trực thuộc Bộ.
Phụ lục 6: Danh sách các khu kinh tế quốc phòng
Phụ lục 7: Danh sách các tổng công ty trong quân đội
Phụ lục 8: Danh sách các hiệp định đến biên giới đã được ký kết.
Phụ lục 9: Quân kỳ, quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và quân phục Quân đội nhân dân Việt Nam
Phụ lục 10: Trao đổi đoàn quân sự cấp cao (2005-2009)
Phụ lục 11: Các chuyến thăm hữu nghị của các đoàn tàu quân sự.
Bạn đọc có thể tải sách về đọc tại đây.
Comments
Post a Comment