Bí mật vùng đất " Tam giác quỷ" ở Việt Nam

   Tam giác quỷ Becrmuda là khu vực ở Bắc Đại Tây Dương nổi tiếng là  mồ chôn của tàu thuyền qua lại còn tam giác quỷ ở Tây Bắc nước ta lại là nỗi khiếp sợ của máy bay hàng không mà ít người biết đến, thậm chí ngành hàng không còn phải chấp nhận đi vòng xa hơn 1 đoạn để tránh rủi ro, bất trắc..

1. Vị trí địa lý:
   Các "tài xế" máy bay khi buộc lòng phải bay gần tới nơi đây, Xã Xím Vàng, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La (là một nơi xa tít nằm ở phía Tây Bắc của nước ta) vẫn không phải rùng mình, nính thở, họ gọi đây là Tam "giác quỷ Becrmuda của Việt Nam". Là 1 cánh đồng nằm ngay sát Quốc lộ 37 thuộc đoạn đường DT112, nếu bay từ Hà Nội lên Điện Biên Phủ thì Xím Vàng ở giữa và gần như tạo thành 1 đường thẳng nên bay từ thủ đô lên lòng chảo Điện Biên nổi tiếng bay qua Xím Vàng sẽ là con đường ngắn nhất.

 2. Lịch sử chuyện chưa từng kể
   Thực dân Pháp chiếm Điện Biên Phủ vào năm 1888, đến năm 1939 thì Pháp đã có 1 sân bay dã chiến ở đây.    Không phải ngẫu nhiên, trong lịch sử hàng không Pháp đã có 5 tai nạn máy bay bị mất tích hết sức bí hiểm tại khu vực Xím Vàng được thông báo công khai. Nhưng nhiều nguồn tư liệu đều cho rằng thực tế máy bay gặp nạn còn cao hơn nhiều vì đội quân tham chiến ngày đó đã không muốn tiết lộ sợ ảnh hưởng đến tinh thần của cánh phi công.

   Có những phi công, hoa tiêu sau khi thoát nạn cho biết: Khi bay qua đây tâm trí hết sức mộng mị. Nhiều khi có sự lựa chọn rồi nhưng có cảm giác như là cả người và máy bay bị một lực vô hồn nào đó hút vào. Và thế là vẫn có những tai nạn đáng tiếc xảy ra ngoài ý thức của con người.

   Nhiều máy bay Pháp khi qua vùng đất này rơi vào tình trạng mất kiểm soát, không liên lạc được với trung tâm kiểm soát không lưu. Sau khi gặp nạn, do không xác định được vị trí chính xác máy bay rơi, người ta chỉ khoanh vùng. Kết quả của những cuộc tìm kiếm hàng tuần lễ chỉ là những bộ phận thi thể, cùng các mảnh vỡ của máy bay. 

  Vào thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, nhất là thời gian Mỹ thực hiện cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc cũng có nhiều máy bay tiêm kích của Mỹ rơi tại đây. Vào thời kỳ này, khoa học quân sự của Mỹ đã đạt trình độ hiện đại, với sự ra đời của những loại phản lực mang tên "Con ma”, "Thần sấm” cũng bị mất tích khi bay vào khu vực này. Ngày ấy, hai loại máy bay này được coi là đứng đầu bảng về sự tối tân nhưng cũng đành "bó tay” và gặp nạn khi bay qua khu vực Xím Vàng.

   Các cụ cao niên người Mông ở Xím Vàng kể lại, hồi trước khu vực này là một vùng đất cây cối um tùm, sương mờ che phủ, không có đường đi. Người dân sống bám vào rừng núi, hàng ngày đi săn bắn, làm nương rẫy.

   Thỉnh thoảng, các cụ lại nghe thấy một tiếng nố như bom vọng lại từ rất xa. Thậm chí, có người còn tận mắt nhìn thấy một chiếc trực thăng xuyên qua những đám mây mù, quay mòng mòng lao thẳng vào vách núi, rồi một tiếng nổ lớn phát ra, khỏi lửa bốc cháy ngùn ngụt.

   Cụ Mùa A Lử (năm nay đã 75 tuổi) chỉ tay lên đỉnh núi cao ngất phía trước mặt, đặc quánh bởi sương mù bảo: “Nó (máy bay) hay rơi trên đấy lắm. Trước, hồi mình còn trẻ lên rừng săn bắn,có lần thấy trên đấy tóe lửa rồi có tiếng kêu ầm vang như sấm và khói bốc lên. Chả ai bảo nhưng mình và dân đều biết lại có máy bay lao vào đấy”.

Chiêcs Bell Long Ran Gere gặp nạn
Chiếc Bell Long Ran gặp nạn
   Gần đây nhất là năm 2009, chiếc Bell Long Ran Gere do phi công dày dặn kinh nghiệm Reunault người Mỹ điều khiển đã có tới 5.000 giờ bay lái bỗng nhiên mất tích và cuối cùng được tìm thấy tại đây.
  
   Lúc ấy vào khoảng 10 giờ trưa, thời tiết được coi là tốt nhất, máy bay đã đạt tầm cao với những thông báo hết sức an toàn về thời tiết, nhiệt độ và hướng gió. Bộ phận không lưu vẫn kiểm tra và theo dõi được máy bay khi bay vào địa phận tỉnh Hòa Bình. Nhưng chỉ nửa giờ sau thì chiếc máy bay hoàn toàn mất tín hiệu. Trung tâm kiểm soát bay của Cục Hàng không dân dụng Việt Nam đã huy động nhân lực, người giỏi vào cuộc nhưng đều không có được kết quả nào. Chiếc máy bay đã bặt vô âm tín.
  
   Biết được chuyện chẳng lành đã xảy ra, đoàn cứu hộ, tìm kiếm chiếc Bell Long Ranger được thành lập, tức tốc lên Bắc Yên, tìm vào Xím Vàng. Và sau một thời gian tìm kiếm, chiếc máy bay đã được phát hiện và được xác định đã bay đúng "huyệt địa” "Bermuda” Xím Vàng rồi gặp tai nạn và đã nổ trước khi rơi xuống đất.

   Chuyến bay định mệnh này, ngoài việc lấy đi của ngành hàng không một viên phi công già dặn kinh nghiệm thì còn khiến 6 người tử nạn. Thực tế chuyến bay chỉ có 5 người tham gia hành trình gồm phi công Reunault, ông thương gia, một khách du lịch, một hoa tiêu nhưng đau đớn hơn là cô phiên dịch đang có thai. Chuyến bay có 5 người nhưng đã có 6 người tử nạn là vậy. 

  Việt Nam còn nhiều điều khó lý giải! Bức màn bí mật để lý giải vì sao máy bay lại rơi nhiều ở Xím Vàng chứ không phải là nơi khác?? Các nhà khoa học vẫn đang tìm lời giải thích nhưng 1 điều chắc chắn rằng không phải máy bay đâm vào vách núi rồi nổ mà thường là máy bay tự nổ rồi rơi xuống ở khu vực này. Giải pháp tối ưu nhất cho việc này là bay vòng lên hướng khác để tránh Xím Vàng. Và ngành hàng không đã làm thế. Các phi công khi phải bay lên Tây Bắc thì vẫn rỉ tai nhau chuyện về nơi đây để biết đường tránh!

Comments

Post a Comment

Popular posts from this blog

Súng ngắn K54 và những điều chưa biết

Hồ sơ mật: Giải mã bí ẩn trận đồ trấn yểm sông Tô Lịch của người Tàu (Phần 1)