Viettel bất ngờ giới thiệu tên lửa đối hải hiện đại

Tập đoàn Viettel nổi tiếng từ lâu là 1 tập đoàn quân đội chuyên cung cấp các thiết bị và dịch vụ viễn thông ở Việt Nam, nhưng năm gần đây tập đoàn Viettel không ngừng nghiên cứu và cho "ra lò" rất nhiều sản phẩm quân sự mang tính đột phá như: Điện đàm VRH 812, máy vô tuyến điện mã mật VRU 811, VRU 812, đài radar cảnh giới P-18 nâng cấp, hay radar bắt thấp VRS-2DM, máy bay không người lái Viettel Patrol... Và gây được sự quan tâm lớn nhất khi giới thiệu tại triển lãm quân sự do Bộ quốc phòng tổ chức là tên lửa đối hải KCT 15.


   Tên lửa chống hạm KCT-15, Việt Nam đã đưa mình là nước thứ hai ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương bắt tay vào việc sản xuất nội địa tên lửa dựa trên 3M24 Uran của Nga. (Trước đó Triều Tiên đã sản xuất một loại tên lửa tương tự như tên lửa chống hạm tầm trung 3M24 Uran). Còn KCT 15 là 1 phiên bản cải tiến của tên lửa Kh-35E được chuyển giao công nghệ cho Việt Nam vào giữa năm 2013 nên không có gì khó hiểu nếu chỉ nhìn ngoại hình của KCT 15 tương đối giống Kh-35E.
   Nhưng để ý kĩ và so sánh với 3M24 thì tên lửa chống hạm KCT-15 do Việt Nam chế tạo được trưng bày công khai có nhiều điểm khác như ở giữa cánh trên giữa thân không có lỗ hút gió cho động cơ phản lực của tên lửa. Nếu so sánh với biến thể cải tiến phóng từ trên không của 3M24 là Kh-35U thì cũng có những cải tiến về cách bố trí động cơ, được thay đổi vị trí trong phần phía sau thân được mở rộng. Thiết kế đó giúp cho khả năng mang nhiên liệu lớn hơn và mở rộng tầm xa tối đa của tên lửa. 

   Hiện tại, hải quân Việt Nam đang vận hành các tên lửa 3M24 của Nga với mục đích chống tàu cho các tàu chiến lớp Gepard và còn trang bị cho 6 tàu tên lửa cao tốc 12418 Molniya cũng như cho 1 tàu hộ tống BPS-500. Nay việc có thể chế tạo thành công tên lửa chống tàu KTC 15 có giá trị rất lớn, trước mắt đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phòng thủ biển và hải đảo, chủ động sản xuất, giảm 1 lượng lớn chi phí nhập khẩu từ nước ngoài.
  
   Các phương án phát triển tên lửa KCT 15 thực sự rất lớn, do khối lượng nhỏ, có thể được lắp đặt trong các thùng container  từ 1 đến 2 ống phóng tên lửa tương tự như EXTRA của Israel và trang bị cho các đảo nhỏ, nhà giàn, hiệu quả phòng thủ chống tàu, chống hạm cực kì tốt. Đây cũng là tiền đề rất lớn để cải tiến và trang bị KCT 15 không chỉ cho tàu mà còn trang bị cho cả trực thăng vũ trang (Mi 171..) giống như phiên bản 3M24 của Nga, rất hiệu quả khi sử dụng trên không ở chesnia.

   Gần đây nhất, vào tháng 3/2017 KCT 15 được giới thiệu với cái tên mới VCM-01 với rất nhiều cải tiến tối ưu sau 2 năm. Nhưng cụ thể như nào thì vẫn đang được giữ bí mật. 

Tính năng Những tính năng kỹ chiến thuật của tên lửa Kh – 35UE (Gần giống KCT 15)
Tầm bắn từ 7-260 km; cao độ trên mặt nước biển khi bay hành trình là  10-15 m, giai đoạn cuối là 4 m; tốc độ 0,8 - 0,85 M; góc lái mặt phẳng ngang đến ± 130°; đầu đạn xuyên - nổ phá mảnh; khối lượng đầu đạn 145 kg; Nhiên liệu: dầu hỏa.
Tên lửa sử dụng cho máy bay chiến đấu có khối lượng 550 kg, trực thăng: 650 kg, chiến hạm: 870 kg
Kích thước chung: dài - đường kính - sải cánh: 3,85 х 0,42 х 1,33 với máy bay chiến đấu; chiến hạm và trực thăng là:  4,40 х 0,42 х 1,33
Điều kiện phóng từ máy bay, độ cao từ 0,2 – 10 km, tốc độ bay:  0,35 – 0,9M
Điều kiện phóng từ trực thăng, độ cao từ 0,1 – 3,5 km, tốc độ bay: 0 – 0,25M
Chiến hạm: biển động đến cấp 6.
Hệ thống phóng tên lửa Kh – 35UE khá đơn giản, có thể được lắp đặt trên các chiến hạm như hộ tống hạm tên lửa Gepard 3.9; khinh hạm tên lửa tấn công nhanh Molniya, tàu tên lửa hạng nhẹ dự án 10411 lớp (Svetlyak) tương đương với tàu tuần biển pháo hạm TT - 400TP Việt Nam, tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bal-E và hệ thống Club – K.

   Đây là 1 bước tạo đà để nền công nghiệp quốc phòng Việt Nam dần đi lên hiện đại,  nâng cao sức mạnh tổng hợp của Quân đội nhân dân Việt Nam, giúp bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo trong tình hình mới.

Comments

Post a Comment

Popular posts from this blog

Súng ngắn K54 và những điều chưa biết

Hồ sơ mật: Giải mã bí ẩn trận đồ trấn yểm sông Tô Lịch của người Tàu (Phần 1)