Tiêu chuẩn, hồ sơ, thời gian, nội dung đào tạo sỹ quan dự bị

   Công tác huấn luyện sĩ quan dự bị là một nội dung quan trọng của công tác động viên quân đội, xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên nhằm xây dựng đội ngũ sĩ quan dự bị sẵn sàng động viên, đáp ứng yêu cầu huy dộng cho lực lượng thường trực khi có nhu cầu.  Vậy tiêu chuẩn chọn người đi đào tạo sĩ quan dự bị, quy trình tuyển chọn và phong quân hàm và chức vụ cho sỹ quan dự bị như thế nào?


1. Tiêu chuẩn chọn người đi đào tạo sỹ quan dự bị
- Tiêu chuẩn chung:
+ Có lịch sử chính trị rõ ràng, đủ tiêu chuẩn chính trị để bồi dưỡng phát triển trở thành đảng viên Đáng Cộng sản Việt Nam; bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân; phẩm chất đạo dức tốt; trình độ, kiến thức chuyên môn, văn hóa, tuổi đời phù hợp với từng đối tượng.
+ Sức khoẻ từ loại 1 đến loại 3.
- Tiêu chuẩn cụ thể của từng đối tượng:
a. Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan khi thôi phục vụ tại ngũ (là hạ sĩ quan chuẩn bị xuất ngũ), hạ sĩ quan dự bị hạng 1 đã giữ chức vụ phó trung đội trưởng hoặc cán bộ tiểu đội và tương đương: +  Trình độ văn hóa tốt nghiệp trung học phố thông, nếu thiếu có thể lấy đến tốt nghiệp trung học cơ sở, với người dân tộc thiểu số có thế lấy đến tốt nghiệp tiểu học; tuổi đời không quá 30.
+ Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan chuẩn bị xuất ngũ đang công tác ở quân, binh chủng, ngành nghề nào thì cử đi đào tạo sĩ quan dự bị quân, binh chủng, ngành nghề đó.
b. Cán bộ, công chức (cả cán bộ, công chức cơ sở) đang công tác ở các cơ quan Đảng, Nhà nước, các đoàn thế chính trị - xã hội từ cấp xã, phường, thị trấn trở lên, các đơn vị sự nghiệp: 
 + Có trình độ văn hóa tốt nghiệp trưng học phổ thông, với người dân tộc thiểu số có thể lấy đến tốt nghiệp trung học cơ sở; tuổi đòi không quá 35. Nếu là nguồn cử đi đào tạo sĩ quan dự bị chính trị cấp phân đội phải là đảng viên Đang Cộng sản Việt Nam.
c. Những người tốt nghiệp đại học trờ lên có chuyên môn phù hợp với yêu cầu của quân đội: 
+ Tuổi đời không quá 35. 
+ Nếu là nguồn cử đi đào tạo sĩ quan dự bị quân y xếp vào các bệnh viện dã chiến tuổi đời không quá 40.
+ Sinh viên tốt nghiệp đại học có chuyên môn phù hợp vối yêu cầu  của quân đội: Là đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; tuổi đời không quá 30.
2. Hồ sơ tuyến chọn.
- Hồ sơ sĩ quan dự bị gồm:
+ Lý lịch bản thân và gia đình, có xác nhận của Đảng ủy xã nơi thường trú hoặc cấp ủy cơ quan, tô chức nởi công tác;
+ Xác minh chính trị;
+ Phiếu sức khoẻ;
+ Bản sao các văn bằng, chứng chỉ (có công chứng).
- Trách nhiệm lập hồ sơ:
+ Hồ sơ nguồn từ cán bộ, công chức, những người tốt nghiệp đại học trở lên, hạ sĩ quan dự bị hạng 1 do cơ quan quân sự cấp huyện lập; các xã (phường, thị trấn), các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm cung cấp;
+ Hồ sơ nguồn từ quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan chuẩn bị xuất ngũ do cấp trung đoàn và tương đương lập;+ Hồ sơ nguồn từ sinh viên tốt nghiệp đại học do các học viện, trường đại học ngoài quân đội lập.
3. Quy trình tuyển chọn, xét duyệt và gọi người đi đào tạo sĩ quan dự bị. 
a. Đối với cán bộ, công chức, những người tốt nghiệp đại học trở lên, hạ sĩ quan dự bị hạng 1 đang công tác hoặc thường trú tại địa phương:
+ Căn cứ vào chỉ tiêu, kế hoạch tuyển chọn công dân đi đào tạo sĩ quan dự bị trên giao cho địa phương, cơ quan quân sự địa phương tham mưu cho chủ tịch ủy ban nhân dân cùng cấp giao chỉ tiêu tuyển chọn cho các địa phương, cơ quan thuộc quyển; các cơ quan, doanh nghiệp của tỉnh và Trung ương đóng tại địa phương; chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan quân sự cấp dưới thực hiện.
+ Các xã, phường, thị trấn, cơ quan, tổ chức đứng chân trên địa bàn (huyện, quận thị xã, thành phố thuộc tỉnh) rà soát, lựa chọn những người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo hướng dẫn của cơ quan quân sự cấp huyện, báo cáo cấp ủy xã, cơ quan, doanh nghiệp (nơi có tổ chức đảng), báo cáo ủy ban nhân dân cấp xã, thủ trưởng cơ quan, doanh nghiệp (nơi chưa có tổ chức đảng) xem xét quyết định; lập hồ sơ báo cáo cơ quan quân sự cấp huyện sở tại.
♦    Cơ quan quân sự cấp huyện có trách nhiệm hướng dẫn các xã, phường, thị trấn, cơ quan doanh nghiệp tổ chức thực hiện việc tuyển chọn người đi đào tạo sĩ quan dự bị đúng đối tượng, tiêu chuẩn, đủ thủ tục, hổ sơ theo quy định; hiệp đồng với Trung tâm Y tế huyện tố chức khám sức khoẻ cho người đi đào tạo sĩ quan dự bị, báo cáo danh sách tuyển chọn về Bộ chỉ huy quân sự tỉnh xét duyệt để báo cáo quân khu thẩm định.
+  Khi có kết quả thẩm định của quân khu, trình Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện ra quyết định gọi từng người đi đào tạo sĩ quan dự bị. Kinh phí tuyển chọn do ngân sách huyện chi cho quốc phòng đảm bảo.
b.  Đối với sinh viễn tốt nghiệp đại học:
   Bộ Giáo dục và Đào tạo căn cứ vào kê hoạch của Chính phủ, tình hình thực tế, giao chỉ tiêu và hướng dẫn các học viện, trường đai học tuyển chọn sinh viên tốt nghiệp đại học đi đào tạo sĩ quan dự bị. Các học viện, trường dại học tổ chức tuyến chọn, lập hồ sơ báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định. Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Bộ Quốc phòng ra quyết định gọi sinh viên đi đào tạo sĩ quan dự bị. Giám dốc các học viện, hiệu trưởng các trường đại học tổ chức thực hiện trao quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đến từng sinh viên đi đào tạo sĩ quan dự bị. Kinh phí tuyển chọn do ngân sách nhà nước cấp cho Bộ Giáo dục và Đào tạo đảm bảo.
c. Đối với quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan chuẩn bị xuất ngũ: 
   Thực hiện chỉ tiêu Bộ Quốc phòng giao, cơ quan cán bộ các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng cùng cấp giúp người chỉ huy hướng dẫn các đơn vị thuộc quyển tố chức tuyển chọn; thẩm định kết quả tuyển chọn của các đơn vị, báo cáo người chỉ huy cùng cấp ra quyết định gọi từng người đi đào tạo sĩ quan dự bị. Kinh phí tuyển chọn do ngân sách nhà nước cấp cho Bộ Quốc phòng đảm bảo.

4. Tổ chức đào tạo sĩ quan dự bị.
- Các học viện, trường sĩ quan, trường quân sự quân khu, quân đoàn tổ chức đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp sĩ quan dự bị. Trường hợp đặc biệt có thể tổ chức đào tạo tại trường quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nhưng do trường quân sự quân khu chỉ đạo nội dung, kiểm, tra đầu vào, giảng dạy những nội dung cơ bản, tổ chức thi và cấp bằng tốt nghiệp.
- Chuyên ngành, nội dung và thời gian đào tạo: Thực hiện theo quy định của Bộ Tổng Tham mưu.
a. Nội dung huấn luyện sĩ quan dự bị:
- Huấn luyện bổ túc theo cương vị chỉ huy, quản lý, công tác chính trị, chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ; 
- Huấn luyện chuyển loại chuyên nghiệp quân sự; diễn tập, kiêm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiên đấu.
b. Thời gian huấn luyện:  
   Thời gian đào tạo tuỳ đối tượng nhưng từ 3 đến 6 tháng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định, nhưng tối đa không quá 1 tháng trong 1 năm.

5. Xét phong quân hàm và chức vụ sĩ quan dự bị sau khi tốt nghiệp.
- Học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị được xét phong quân hàm Thiếu úy sĩ quan dự bị.
- Học viên đào tạo sĩ quan dự bị chính trị cấp phân đội từ đối tượng là cán bộ, công chức có trình độ đại học, chức vụ xã hội từ phó ban, ngành cấp huyện trở lên, tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị loại khá, giỏi, ra trường xếp phó tiểu đoàn trưởng về chính trị đơn vị dự bị động viên thì được xét phong quân hàm Trung úy sĩ quan dự bị.
- Học viên đào tạo sĩ quan dự bị quân y (đối tượng là bác sỹ dân sự) đã giữ chức vụ từ phó khoa bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên, tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị loại khá, giỏi, ra trường xếp trưởng phó khoa bệnh viện dã chiến hoặc bệnh xá trưởng thuộc các đơn vị dự bị động viên thì được xét phong quân hàm Trung úy sĩ quan dự bị
- Học viên tốt nghiệp đào tạo cán bộ quân sự xã phường theo chương trình Bộ Quốc phòng quy định, nếu đủ tiêu chuẩn của cán bộ, công chức cơ sở được tuyển chọn đi đào tạo sĩ quan dự bị thì được xét phong quân hàm Thiếu úy sĩ quan dự bị.

6. Giới thiệu đăng ký ngạch sĩ quan dự bị.
-  Khi học viên tốt nghiệp được phong quân hàm sĩ quan dự bị, nhà trường làm thẻ sĩ quan dự bị, đề nghị Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ ký và giao trực tiếp cho sĩ quan dự bị.
- Sĩ quan dự bị không phải là cán bộ, công chức nhà nước thì giới thiệu đang ký tại cơ quan quân sự cấp huyện nơi sĩ quan dự bị đăng ký hộ khẩu thường trú.
- Sĩ quan dự bị là cán bộ, công chức nhà nước giới thiệu đăng ký tại cơ quan quân sự cấp huyện sở tại, nơi sĩ quan dự bị công tác
- Hồ sơ chuyển về cơ quan quân sự huyện (theo đường bưu chính) bao gồm: "Hồ sơ tuyển chọn người đi đào tạo sĩ quan dự bị"; quyết định phong quân hàm sĩ quan dự bị; nhận xét, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học viên trong thời gian đào tạo sĩ quan dự bị.

Comments

Popular posts from this blog

Súng ngắn K54 và những điều chưa biết

Hồ sơ mật: Giải mã bí ẩn trận đồ trấn yểm sông Tô Lịch của người Tàu (Phần 2)