Nguồn gốc tết 5/5 Âm lịch
Ngày 5/5 âm lịch là ngày tết ĐOAN NGỌ hay còn gọi là diệt sâu bọ.
Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng tới 1 giờ chiều, và ăn tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa. Đoan Ngọ lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất trùng với ngày hạ chí. Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết Đoan Dương. Theo triết lý y học Đông phương thì hỏa khí (thuộc dương) của trời đất và trong cơ thể của con người trong ngày Đoan ngọ đều lên đến tột bậc.
Người ta cúng lễ cho một tiết mới, mừng sự trong sáng và quang đãng.
NGUỒN GỐC VỀ TẾT ĐOAN NGỌ:
Vào một ngày sau vụ mùa, nông dân ăn mừng vì trúng mùa nhưng sâu bọ
năm ấy lại kéo dày ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Nhân dân đau
đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này, bỗng
nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân.
Ông
chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm đơn giản có bánh tro,
trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Nhân dân làm theo
chỉ một lúc sau, sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượi. Lão ông còn bảo thêm: Sâu
bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ
làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng.
Dân chúng
biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất. Để tưởng nhớ việc này,
dân chúng đặt cho ngày này là ngày "Tết diệt sâu bọ", có người gọi nó là
"Tết Đoan ngọ" vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.
Hiện ở một
số làng quê Việt Nam vẫn còn giữ nếp xưa, rất coi trọng ngày Tết này.
Sau Tết Nguyên Đán, có lẽ “Tết giết sâu bọ” là cái Tết sum họp đầm ấm
nhất và có nhiều tục lệ gắn kết với đời sống của người dân… vì vậy con
cháu dù làm ăn xa xôi mấy cũng cố thu xếp để về.
Trong văn hoá Việt thì ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch lại là ngày giỗ Quốc mẫu Âu Cơ. Trong dân gian đã lưu truyền câu ca dao:
"Tháng Năm ngày tết Đoan Dương.
Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang."
Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang."
Ở vùng đồng bằng Nam Bộ Việt Nam thì ngày mùng 5 tháng 5 còn được
gọi là ngày "Vía Bà", thờ Linh sơn Thánh mẫu trên núi Bà Đen.
Ở
Đồng Tháp nói riêng và các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung, ngày
mùng 5 tháng 5 âm lịch còn gọi là ngày "nước quay", vì cứ theo lệ hàng
năm, nước ở thượng nguồn đổ về đến nước ta làm nước sông trở thành đỏ
đục và có nhiều xoáy nước. Và năm nào cũng vậy, ngày này được coi là
ngày bắt đầu của những mùa lũ hàng năm.
CÁCH "DIỆT SÂU BỌ":
Tết Đoan Ngọ là dịp người ta thường ăn tết ở nhà với gia đình. Buổi
sáng sớm ngày Tết Đoan Ngọ trước khi ăn sáng hoặc thay bữa sáng bằng
bánh tro, trái cây, và rượu nếp để giết sâu bọ, bệnh tật trong người.
Thường lệ người ta ăn rượu nếp tức thì sâu khi họ ngủ dậy.
Nhiều người tắm nước lá mùi để phòng bệnh và tẩy trừ "sâu bọ". Nhiều địa
phương ở ven biển đúng giờ ngọ họ đi tắm biển. (Nha Trang _ Khánh Hòa
có phong tục đúng 12h trưa xuống biển tắm _nude càng tốt, thì cả năm đó
không sợ bệnh tật nào nữa)...
Tại vì ngày này, theo quan niệm
dân gian khí dương mạnh nhất trong năm, người ta cũng cúng lễ để cầu
an. Cũng theo quan niệm đó, các loại cây lá hái trong thời gian này có
tác dụng chữa bệnh tốt nhất nên các thầy thuốc thường lên núi hái thuốc.
Đồng bằng Bắc Bộ thì có phong tục thịt vịt và làm các món từ thịt vịt trong ngày tết Đoan Ngọ. Vào dịp Tết Đoan Ngọ, ai bị cảm cúm nên dùng 5 loại lá: bạch đàn,
xương rồng, ngũ trảo, dâu tằm ăn, và sả nấu nước xông để bớt bệnh. Người
ta cũng tìm mua cành xương rồng bỏ trong nhà để đuổi tà ma.Một số vùng miền núi có tập tục nấu rượu vào ngày 5/5, thì sẽ có mẻ rượu ngon, thơm, và phòng chống đựơc bệnh tật.
Comments
Post a Comment