Hồ sơ mật: Giải mã bí ẩn trận đồ trấn yểm sông Tô Lịch của người Tàu (Phần 5)
Phần 5: Gặp người trong cuộc
Trích bài đăng trên báo Tiền phong:
Báo Tiền phong đã tìm gặp ông Nguyễn Hùng Cường - tác giả bài báo “Thánh
vật ở sông Tô Lịch” gây xôn xao dư luận trong thời gian qua. Những vấn
đề gây nghi ngờ về độ chân thực trong bài viết của ông Cường đã được
Tiền phong đặt ra thẳng thắn.
TP: Có ý kiến cho rằng “những chuyện ông Nguyễn Hùng Cường kể là bịa đến 90%”. Ông nghĩ thế nào về chuyện đó?
Nhiều người dân làng An Phú (nơi có khúc sông này) cũng được mắt thấy
tai nghe. Lẽ nào tôi lại đem chuyện tôi và gia đình bị ốm đau, bệnh
tật, chết chóc, tù tội ra làm trò đùa, đắc tội với người quá cố.
Thêm nữa, theo tôi, trong câu chuyện này, có thể còn những yếu tố địa
chất, địa lý, kỹ thuật thi công... mà chúng tôi chưa lường hết được.
Trong gia đình ông có một người (bà Nguyễn Thị Bích Hợp) bị vướng vào
vụ án Trần Nghĩa Vinh - Tổng Giám đốc Cty cổ phần bảo hiểm Petrolimex
(PJICO) có hành vi tham nhũng chiếm đoạt tài sản Nhà nước, đưa và nhận
hối lộ. Ông có định nhân dịp này thanh minh cho bà Hợp?
Đến nay, tôi vẫn nghĩ rằng, tôi và gia đình mình gặp những hậu quả rất
nghiêm trọng từ việc đụng phải trận đồ bát quái đó. Còn chuyện của em
gái tôi (Nguyễn Thị Bích Hợp) là việc của đời sống hôm nay, chịu sự quy
định của luật pháp hiện hành.
Tôi nghĩ, em tôi có sai phạm đến đâu thì các cơ quan pháp luật sẽ kết luận, xử lý đến đó, tôi có bênh cũng chẳng được.
Vậy ông viết chuyện “Thánh vật” tường tận như thế để làm gì?
Viết những điều đó ra, tôi muốn được bạn đọc cùng tôi chia sẻ những
điều đã xảy ra với tôi, cùng chia sẻ đời sống tâm linh và quan niệm,
văn hóa phương Đông.
Theo tôi được biết, qua sách vở và qua
tiếp xúc với nhiều nhà khoa học thì nơi chúng tôi thi công là một di
tích của thành cổ La Thành mà chúng ta phải tôn trọng. Khi phát hiện
được các di vật lịch sử dưới lòng sông, tôi đã giao cho anh em công nhân
trong đội (tôi làm Đội trưởng) gom nhặt và báo cho các cơ quan hữu
quan, trước hết là Bảo tàng Hà Nội (chỉ tiếc rằng chúng tôi báo cáo hơi
chậm).
Việc chúng tôi báo chậm cũng có lý do khách quan. Chúng tôi vừa thi
công vừa lo lắng, không hiểu sao, vì chúng tôi chưa gặp chuyện kỳ lạ
đáng sợ như thế bao giờ.
Tôi vốn người vô sư vô sách, cũng có
tổ chức cúng lễ trước khi khởi công, nhưng cứ tưởng hương khói sơ sơ là
ổn rồi. Nào ngờ, khi đào lên gặp toàn những thứ đáng kinh hãi, chúng
tôi mới biết mình đã gặp chuyện rất hệ trọng.
Khoảng ngày 23 –
24/9/2001, ngay sau khi đào được di vật (cọc gỗ, đồ gốm, sứ, xương
người và động vật...), tôi đã yêu cầu anh em trong đội thu lượm đầy đủ,
rồi báo cáo lãnh đạo Cty và xin ý kiến. Nhưng chờ mấy hôm không thấy
lãnh đạo Cty cho đường hướng giải quyết thế nào; trong khi đó nhiều
người nói đây có thể là một trận đồ bát quái từ xưa và liên quan chuyện
tâm linh...
Ngày 4/10/2001, sau khi biết chắc các hiện vật
chúng tôi đào được là đồ cổ vô giá, tôi đã tìm số điện thoại và báo cáo
với Bảo tàng Hà Nội. Ông Đỗ Kim Ngọc, Giám đốc Bảo tàng Hà Nội là
người đầu tiên ngoài công ty chủ quản nghe tôi báo cáo.
Ngày
4/10/2001, ông Ngọc dẫn một số cán bộ tới hiện trường và chúng tôi đã
đề nghị ông Ngọc đem các di vật đó về Bảo tàng Hà Nội.
Trong bài viết ông có nêu một số chi tiết khiến người đọc thấy nghi ngờ
tính chân thực của sự việc. Đó là: Thượng tọa Thích Viên Thành có mặt
tại một buổi lập đàn tế lễ đó và sau đó chết vì “Thánh vật”; GS Trần
Quốc Vượng bị “Thánh vật” vì giữ đồ cổ nghiên cứu; ông Đỗ Kim Ngọc
(Giám đốc Bảo tàng Hà Nội) được tin báo ngay sau khi đội thi công của
ông đào được các di vật đó. Vậy ông có thể nói rõ hơn về việc này
không?
Về cái chết của Thượng tọa Thích Viên Thành, tôi không có cơ sở để
giải thích vì sao. Tôi chỉ biết, sau khi nghe thỉnh thị của chúng tôi,
thầy Thích Viên Thành đã đến hiện trường lúc đó. Thầy đặt la bàn xuống
đất, cho hai đệ tử căng dây đo, thấy kim la bàn quay tít, không chỉ
được rõ đâu hướng Bắc đâu hướng Nam.
Thầy nói: “Tôi đến đây
nhìn thấy nhiều âm khí nặng nề, u ám quá. Bác hãy cùng anh em đang làm
việc ở đây hết sức cẩn thận trong khi thi công. Đây là trận đồ bát quái
ai đó lập nên để chặn long mạch...”.
Tôi nhờ thầy ra tay cứu
vớt những kẻ vô tội như chúng tôi. Thầy hẹn ngày tôi lên chùa nơi thầy
trụ trì để thầy hướng dẫn lập đàn tràng hóa giải. Hôm lập đàn tràng,
thầy cho một số đệ tử về chứ thầy không về.
Trường hợp GS Trần
Quốc Vượng, tôi không dám khẳng định ông bị “Thánh vật”. Theo tôi, đây
là vấn đề tâm linh, chỉ có thể ghi nhận bằng cảm quan từng người.
Trường hợp ông Đỗ Kim Ngọc (Giám đốc Bảo tàng Hà Nội) được chúng tôi
báo cáo sớm muộn đến đâu thì như tôi đã nói trên.
Hết.
Comments
Post a Comment